Ảnh minh họa.
Trong nửa đầu năm 2022, dòng vốn cho thị trường bất động sản bị thu hẹp từ nhiều phía như kiểm soát chặt nguồn vốn tín dụng và sự suy giảm của thị trường trái phiếu.
Tuy nhiên, mới đây, ngày 7/9, Ngân hàng Nhà nước đã phát đi thông cáo cho biết, đã thực hiện điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng (room) tín dụng năm 2022 đối với các tổ chức tín dụng có đề nghị và có thông báo gửi các tổ chức tín dụng này.
Cụ thể, các ngân hàng đã thông báo điều chỉnh hạn mức room tín dụng như Sacombank 4%; Agribank 3,5%; MB 3,2%; Vietcombank 2,7%; TPBank 1,2% SHB 3,2%; OCB 3,1%; VIB 3%; …
Thông tin này đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của các doanh nghiệp, nhà đầu tư và khách hàng của thị trường bất động sản.
Theo TS Sử Ngọc Khương, Giám đốc Cao cấp Bộ phận Đầu tư Savills Việt Nam, việc siết chặt tín dụng giúp Nhà nước có cơ hội chọn lựa và ưu tiên những doanh nghiệp, dự án có dòng tiền tốt ở các lĩnh vực khác nhau, tùy vào thời điểm và tình hình kinh tế. Ngoài ra, động thái này sẽ hạn chế việc vay tín dụng xấu, gây khó khăn cho các ngân hàng.
“Thông báo điều chỉnh room tín dụng mới nhất của Ngân hàng Nhà nước là một động thái bẻ khóa tiền tệ tích cực, giúp trực tiếp bơm nguồn tiền vào nền kinh tế hậu Covid-19, từ đó tiếp sức cho các lĩnh vực và ngành nghề bao gồm dịch vụ, sản xuất, kinh doanh và bất động sản”, ông Khương nhận định.
Theo vị chuyên gia, Việt Nam hiện là một trong những quốc gia có tốc độ hồi phục và phát triển kinh tế mạnh nhất thế giới trong giai đoạn sau đại dịch, giúp thu hút nhiều sự quan tâm và nguồn đầu tư nước ngoài. Sau khi Chính phủ mở lại các chuyến bay quốc tế từ tháng 10 năm 2021, các ngành kinh tế, đặc biệt là du lịch và khách sạn, đã được hưởng lợi lớn.
Yếu tố này đã tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài gia nhập thị trường Việt Nam, nhất là trong bối cảnh cơ hội đầu tư tại quốc gia của họ ngày càng hạn chế, các khoản đầu tư cũng không có tính cạnh tranh cao như tại Việt Nam.
“Đây sẽ là cơ hội cho việc phát triển nguồn lực cho dòng FDI ở Việt Nam, bao gồm thị trường bất động sản. Đối với một đất nước với hơn 100 triệu dân như Việt Nam, các khoản đầu tư này là rất quan trọng”, ông Khương bình luận thêm.
Thực tế, số vốn ngoại đầu tư trực tiếp (FDI) giảm gần 13% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, riêng vốn FDI rót vào ngành kinh doanh bất động sản lại tăng vọt với hơn 3,3 tỷ USD, chiếm 19,9% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Mặc dù vậy, vẫn còn đó những vướng mắc về hành lang pháp lý trong nhiều dự án bất động sản ở Việt Nam, gây do dự cho doanh nghiệp và các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
M&A vẫn là giải pháp cho bài toán về vốn của doanh nghiệp
Trong bối cảnh các quy định về tín dụng cho ngành bất động sản có nhiều thay đổi, chuyên gia Savills đánh giá việc kêu gọi vốn thông qua hình thức M&A vẫn được các nhà đầu tư tin tưởng và tìm đến những đơn vị tư vấn M&A tiêu chuẩn quốc tế để được hỗ trợ kết nối với những đối tác phù hợp.
Nhận định về xu hướng M&A của các nhà đầu tư nước ngoài tại thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay, ông Khương cho rằng đây là cơ hội lớn dành cho các doanh nghiệp trong nước. Việc liên kết giữa các nguồn lực tài chính khác nhau giúp cho doanh nghiệp cải thiện năng lực phát triển các dự án và thu hút nguồn khách hàng mới do các nhà đầu tư nước ngoài đem lại.
Ngoài ra, đối với những công ty niêm yết, điều này sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thu hút vốn nước ngoài trên sàn giao dịch chứng khoán. Các công ty quy mô nhỏ với năng lực tài chính thấp cần phải có chiến lược tái cấu trúc lại danh mục đầu tư, đảm bảo hoàn thiện các thủ tục pháp lý của dự án.
Theo ông Khương, ngoài nguồn lực và tài chính thì các thủ tục cơ chế là vấn đề nan giải nhất trong việc phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam, không ít dự án còn vướng mắc vấn đề pháp lý. Vì vậy việc nới room tín dụng và tăng nguồn lực sẽ không tạo nên những thay đổi rõ rệt cho các doanh nghiệp hay cải thiện tình trạng hạn chế về nguồn cung trên thị trường.
Do đó, ông khuyến nghị, Chính phủ cần phải có những chính sách khai thông để bổ sung nguồn vốn nội lực và nguồn vốn vay cho doanh nghiệp, từ đó tăng tính liên kết, giúp thị trường bất động sản tận dụng được tiềm năng của nó.
Minh Quân
Kể từ năm 2018, giá bán ở phân khúc căn hộ không ngừng leo thang. Mặc dù vậy, theo chuyên gia, hiện rất khó để giải quyết nguyên nhân tăng giá căn hộ trong ngắn hạn.
Hoạt động giao dịch nhà ở tại Hà Nội đang đặt ra nhiều câu hỏi về chuyển động sắp tới trong thị trường. Chuyên gia Savills đưa ra góc nhìn sâu hơn về những diễn biến đằng sau nguồn cung, nguồn cầu, và giá nhà trong thời gian vừa qua.
Có hiệu lực từ ngày 12/9/2022, Nghị định số 49/2022/NĐ-CP ngày 29/7/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định 100/2016 và Nghị định 146/2017/NĐ-CP.
Những ngày gần đây, cộng đồng DN bất động sản (BĐS) đang hồi hộp chờ đợi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) điều chỉnh hạn mức tín dụng trong khoảng còn lại của 14%, để thuận tiện cho việc triển khai thực hiện gói hỗ trợ lãi suất 2%.
Trong Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 chưa có quy định hoặc giao Chính phủ quy định chi tiết về “đặt cọc” và “thanh toán trong giao dịch kinh doanh bất động sản phải qua ngân hàng” nên chưa có cơ sở xem xét đề xuất cấp có thẩm quyền bổ sung các nội dung này vào quy định của Nghị định số 02/2022/NĐ-CP.
Từ đầu năm 2022 đến nay, khi Chính phủ cho phép mở cửa lại hoàn toàn nền kinh tế, một số chính sách mới liên quan đến thị trường bất động sản (BĐS) chính thức có hiệu lực. Dự báo trong những tháng cuối năm, thị trường sẽ ghi nhận có sự bứt phá mạnh mẽ.
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang chờ hướng dẫn rõ hơn về một số vướng mắc liên quan đến thẩm quyền của HĐND tỉnh trong quy định của pháp luật đất đai.
Theo Bộ Tài chính, hiện Chính phủ đang giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng kết, đánh giá để báo cáo Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi Luật Đất đai, trong đó có nội dung liên quan đến xác định giá đất cho các mục tiêu tính thuế, bồi thường tái định cư…
Thủ tướng chỉ thị không siết chặt tín dụng bất hợp lý; không điều hành chính sách "giật cục", không chuyển trạng thái đột ngột từ "nới lỏng" sang kiểm soát chặt chẽ, hoặc ngược lại.
Hà Nội đang tập trung lập nhiều đồ án quy hoạch nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có các đồ án quan trọng như Quy hoạch Thủ đô giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050; Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô.