Ngày 1/9, theo nguồn tin của PV, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn chưa ban hành quyết định điều chỉnh Bảng giá các loại đất định kỳ năm năm (01/01/2020-31/12/2024) như dự kiến.
Trước đó, phương án sửa đổi, điều chỉnh Bảng giá các loại đất đã được UBND tỉnh đăng tải trên Cổng Thông tin Điện tử tỉnh để lấy ý kiến ý kiến góp ý rộng rãi của các cơ quan, tổ chức, nhân dân theo quy định.
Thời gian lấy ý kiến kết thúc vào ngày 13/8/2022. Dự kiến Bảng giá đất điều chỉnh sẽ có hiệu lực áp dụng trong tháng 9/2022.
Ngoài ra, theo chỉ đạo của HĐND tỉnh tại Nghị quyết số 29/NQ-HĐND ngày 15/7 về việc điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 nguồn vốn ngân sách tỉnh thì “Trước ngày 1/9/2022 hoàn thành việc ban hành quyết định điều chỉnh Bảng giá các loại đất định kỳ năm năm”.
Tuy nhiên, đến 1/9 chưa thể ban hành quyết định điều chỉnh như dự kiến. Lý do có một số vướng mắc về thẩm quyền của HĐND tỉnh trong quy định của pháp luật đất đai. HĐND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã có văn bản gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội và đang chờ để được hướng dẫn.
Theo đó, về điều chỉnh Bảng giá đất định kỳ, Luật Đất đai năm 2013 không quy định nội dung HĐND thông qua điều chỉnh bảng giá đất nên Thường trực HĐND tỉnh chưa xác định được UBND tỉnh có phải trình HĐND tỉnh thông qua nội dung điều chỉnh bảng giá đất trước khi ban hành hay không; có được hiểu là việc điều chỉnh bảng giá đất hoàn toàn thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh quyết định hay không.
Cạnh đó, về vấn đề hệ số điều chỉnh giá đất, qua nghiên cứu các quy định tại Luật Đất đai năm 2013 các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai có quy định về hệ số điều chỉnh giá đất, Thường trực HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhận thấy trong các văn bản này không quy định nội dung HĐND tỉnh thông qua hệ số điều chỉnh giá đất.
Do đó chưa xác định được UBND tỉnh có phải trình HĐND tỉnh thông qua hệ số điều chỉnh giá đất trước khi ban hành hay không.
Theo Bộ Tài chính, hiện Chính phủ đang giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng kết, đánh giá để báo cáo Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi Luật Đất đai, trong đó có nội dung liên quan đến xác định giá đất cho các mục tiêu tính thuế, bồi thường tái định cư…
Thủ tướng chỉ thị không siết chặt tín dụng bất hợp lý; không điều hành chính sách "giật cục", không chuyển trạng thái đột ngột từ "nới lỏng" sang kiểm soát chặt chẽ, hoặc ngược lại.
Hà Nội đang tập trung lập nhiều đồ án quy hoạch nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có các đồ án quan trọng như Quy hoạch Thủ đô giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050; Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô.
Theo khảo sát, trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh lân cận hiện có khoảng 10 dự án mới mở bán, tỷ lệ hấp thụ hầu hết không vượt qua mức 50% nguồn hàng. Mặc dù vậy, giá vẫn tăng cao.
Số lượng tìm kiếm mua nhà giảm nhưng giá nhà vẫn tiếp tục tăng đến 13%, cá biệt giá biệt thự còn tăng gấp 2 lần... đã chỉ ra nhiều nghịch lý của thị trường ở thời điểm hiện tại.
Năm 2025, chúng ta sẽ có cơ sở dữ liệu đất đai, trong đó có bản đồ về giá đất đai. Khi hoàn thành xong việc đo đạc, các thửa đất đều thể hiện trên bản đồ địa chính, gắn với giá đất thu thập hàng ngày.
Nửa đầu năm 2022 đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh ở giá bán thứ cấp. So với năm 2018, giá bán biệt thự đã tăng gấp đôi, giá liền kề cũng ghi nhận tăng 67%.
Trong 7 tháng đầu năm nay, chung cư là loại hình BĐS duy nhất của Hà Nội có lượng quan tâm tăng; trong đó, các phân khúc căn hộ bình dân, trung cấp và cao cấp lần lượt tăng 3%, 9% và 2%.
Tại Hà Nội, căn hộ trung cấp những năm qua luôn chiếm tỷ trọng cao, từ 65 – 70% tổng nguồn cung thị trường. Tuy nhiên, 2 năm trở lại đây, nguồn cung cao cấp ngày càng tăng, hiện đã chiếm khoảng 60% tổng nguồn cung.
Cung – cầu lệch pha; lãi suất dần tăng lên; room tín dụng bị thắt chặt hơn đối với nhóm bất động sản và ảnh hưởng từ việc phát hành trái phiếu…sẽ tạo ra áp lực với thị trường bất động sản những tháng cuối năm.