Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Trọng Đông mới đây đã ký Văn bản số 2198/UBND-TNMT về việc áp dụng pháp luật khi xử lý đối với các trường hợp đã được UBND Thành phố quyết định gia hạn sử dụng đất 24 tháng nhưng hết thời gian gia hạn chưa đưa đất vào sử dụng do nguyên nhân bất khả kháng dịch bệnh Covid-19 theo quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai năm 2013.
Theo đó, UBND Thành phố thống nhất xác định dịch bệnh Covid-19 thuộc trường hợp bất khả kháng, thời gian ảnh hưởng tính từ ngày 23/01/2020 đến ngày 11/10/2021 là 21 tháng, không tính vào thời gian các dự án được gia hạn sử dụng đất 24 tháng theo quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai năm 2013.
Thời điểm áp dụng kéo dài thời gian gia hạn do bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 kể từ ngày UBND TP.Hà Nội ký quyết định áp dụng đối với từng dự án.
UBND Thành phố giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì cùng các sở, ngành liên quan căn cứ các quy định của pháp luật, các văn bản hướng dẫn thi hành để thống nhất xác định thời gian cụ thể ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 thuộc trường hợp bất khả kháng đối với từng dự án.
Đọc thêm: >>>Muốn tạo điểm nhấn, “đất vàng” xây trụ sở Ngân hàng SHB bỏ hoang nhiều năm gần Hồ Gươm gây bức xúc
>>>"Đất vàng" xây trụ sở Vietcombank bỏ hoang hơn thập kỷ giữa Thủ đô không bị thu hồi
>>> Cận cảnh dự án VietinBank Tower hơn 10.000 tỷ hoang tàn ở khu đô thị nhà giàu Hà Nội
Trong thời gian UBND Thành phố xem xét, quyết định kéo dài thời gian gia hạn do nguyên nhân bất khả kháng theo quy định, căn cứ tình hình thực tế triển khai của từng dự án, các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã chủ động rà soát, giải quyết các thủ tục hành chính theo thẩm quyền, tạo điều kiện để chủ đầu tư tự khắc phục, khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án theo đúng quy định của pháp luật.
Ảnh minh họa.
Liên quan đến vấn đề này, ngày 10/7, UBND TP Hà Nội đã ban hành Văn bản số 320 Thông báo Kết luận của Chủ tịch UBND TP Hà Nội tại cuộc họp về kết quả kiểm tra, rà soát việc thực hiện các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn quận Cầu Giấy.
Tại kết luận trên, đề cập đến 13 dự án kiến nghị gia hạn sử dụng đất 24 tháng, lãnh đạo TP giao Sở TNMT có trách nhiệm thông báo cho chủ đầu tư dự án về kết quả kiểm tra và hướng dẫn hoàn thiện thủ tục để được gia hạn sử dụng đất 24 tháng theo quy định, trên cơ sở đó, lập tờ trình và dự thảo quyết định gia hạn sử dụng đất cho chủ đầu tư dự án, báo cáo UBND TP theo quy định. Thời gian hoàn thành trước 10/8/2023…
Trước đó, trao đổi với báo chí hồi cuối tháng 6 vừa qua, ông Trương Việt Dũng, người phát ngôn của UBND TP.Hà Nội cho biết, việc xử lý các dự án chậm triển khai đã được Hà Nội thực hiện từ năm 2011. Thành phố đã tiến hành rà soát đối với 712 dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất nhưng chậm triển khai trên địa bàn.
Đến nay, UBND TP.Hà Nội đã có quyết định thu hồi đất, bãi bỏ quyết định giao đất, cho thuê đất hoặc Sở Kế hoạch và Đầu tư chấm dứt thực hiện dự án đối với 66 dự án; đồng thời đang thực hiện thủ tục tương tự đối với 60 dự án khác, dự kiến có quyết định trong tháng 7/2023.
Cùng với các dự án đã được giao cho các quận, huyện, sở, ngành theo dõi, đôn đốc triển khai trước đó, đến nay, 419/712 dự án đã được thành phố xử lý. Còn lại 293/712 dự án (chiếm 41,2%), UBND thành phố xác định sẽ tập trung xử lý xong trong năm 2023.
Tuấn Minh
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ngãi chỉ ra nhiều mục đích sử dụng đất của dự án Khu đô thị sinh thái và du lịch Coastal Quảng Ngãi (xã Nghĩa Hoà, huyện Tư Nghĩa) theo đề xuất nghiên cứu đầu tư bởi Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Newhaus ảnh hưởng đến diện tích đất lâm nghiệp khoảng 13,5ha thuộc đất, rừng quy hoạch phòng hộ.
Nhiều địa phương trên cả nước tiếp tục phê duyệt và kêu gọi nhà đầu tư một số dự án bất động sản có quy mô lớn; trong đó, nhiều dự án chỉ có một nhà đầu tư đăng ký.
Khu đất này nằm tại tại số 4 Trần Phú, phường Máy Tơ, quận Ngô Quyền, UBND TP.Hải Phòng gia hạn thêm 24 tháng để chủ đầu tư thực hiện dự án xây dựng công trình đa năng (đất ở kết hợp thương mại, dịch vụ).
Theo Kết luận thanh tra, việc ký hợp đồng chuyển nhượng đất, nhà cho 16 khách hàng khi dự án chưa đủ điều kiện để chuyển nhượng, trách nhiệm thuộc Vietracimex.
Loạt dự án quy mô lớn của các chủ đầu tư như Vingroup, Novaland, Hưng Thịnh, DIC Corp… tại nhiều địa phương đã và đang được gỡ vướng pháp lý.
Lý do dừng đầu tư do theo quy định của pháp luật về đấu thầu, đầu tư, đất đai hiện nay, các dự án sử dụng đất này thuộc trường hợp Nhà nước giao đất, cho thuê đất thông qua đấu thầu, hoặc đấu giá quyền sử dụng đất.
Nhiều “ông lớn” bất động sản đăng ký làm các khu đô thị, xin lập quy hoạch dự án rộng hàng trăm héc ta tại một số tỉnh, khiến cho thị trường bất động sản đầu tháng 7 khá sôi động.
Đó là thông tin được Bộ Xây dựng cho biết tại Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm và kế hoạch 6 tháng cuối năm 2023.
Nhiều địa phương trên cả nước kêu gọi đầu tư các dự án bất động sản quy mô lớn, trong đó có những khu đô thị có tổng mức đầu tư lên tới cả chục nghìn tỷ đồng.
Ngày 6/7, lễ cất nóc tòa Ibiza Party Resort và ra mắt Trung tâm Nghỉ dưỡng Bốn Mùa - The Seasons Center thuộc Dự án Flamingo Ibiza 1 Resort diễn ra tại Hoằng Hóa – Thanh Hóa, đánh dấu bước tiến quan trọng trong chiến lược đầu tư của Flamingo Holdings sau thành công của các dự án ở Cát Bà và Đại Lải.