Theo Bộ Xây dựng, ngày 20/4/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 423/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch xây dựng hệ thống trụ sở làm việc của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các đoàn thể tại Thủ đô Hà Nội đến năm 2030.
Mục tiêu là xây dựng hệ thống trụ sở làm việc bảo đảm theo quy chuẩn, tiêu chuẩn, đồng bộ, hiện đại, đáp ứng điều kiện làm việc của các bộ, ngành Trung ương; nâng cao hiệu quả làm việc của bộ máy hành chính, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, từng bước góp phần tinh giảm bộ máy hành chính; sắp xếp lại đô thị, giảm tải cho khu vực nội thành Hà Nội.
Theo đó, hệ thống trụ sở mới này sẽ là nơi làm việc của 18 Bộ, 4 cơ quan ngang Bộ, 8 cơ quan thuộc Chính phủ và 6 cơ quan Trung ương của các đoàn thể.
Đồ án quy hoạch gồm 2 bản quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 tại hai khu vực là Tây Hồ Tây và Mễ Trì.
Trong đó, quy mô lập Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu trụ sở Bộ, ngành Trung ương tập trung tại khu Tây Hồ Tây khoảng 35 ha, gồm 20,7 ha thuộc phường Xuân La, quận Tây Hồ và 14,3 ha tại phường Xuân Tảo, Bắc Từ Liêm.
Khu Tây Hồ Tây sẽ bố trí 13 trụ sở làm việc có hình khối kiến trúc thống nhất về phía Bắc và Nam gắn với 2 trục đường đô thị để tạo thuận lợi cho khách và cán bộ đến tiếp cận làm việc bằng phương tiện giao thông cơ giới. Các công trình trụ sở được xây dựng thống nhất chiều cao 12 - 25 tầng, các khối công trình công cộng phụ trợ, dịch vụ thương mại cao 6 - 24 tầng, thống nhất chỉ giới xây dựng lùi so với mặt đường chính là 20 m.
Đồ án quy hoạch chỉ rõ đối với khu Tây Hồ Tây, giai đoạn từ năm 2023 - 2025, chuẩn bị đầu tư giai đoạn 1. Cụ thể, thực hiện các công việc chuẩn bị đầu tư xây dựng hạ tầng và chuẩn bị đầu tư xây dựng trụ sở các cơ quan có nhu cầu cấp thiết cần di dời giai đoạn 1.
Giai đoạn từ năm 2026 - 2030, thực hiện đầu tư giai đoạn 1 và chuẩn bị đầu tư giai đoạn 2. Trong đó sẽ đầu tư xây dựng hạ tầng và đầu tư xây dựng trụ sở các cơ quan có nhu cầu cấp thiết cần di dời giai đoạn 1 (hoàn thành trụ sở mới, di dời và bàn giao trụ sở cũ vào năm 2030) và chuẩn bị đầu tư cho giai đoạn 2. Giai đoạn từ năm 2031 - 2035, sẽ thực hiện đầu tư xây dựng trụ sở các Bộ, ngành còn lại và các công trình công cộng (giai đoạn 2).
Tại khu Mễ Trì, quy mô quy hoạch chi tiết khoảng 55 ha, trong đó khoảng 43,6 ha thuộc phường Mễ Trì và khoảng 11,4 ha thuộc phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm.
Không gian tổng thể của quy hoạch là các cụm công trình kiến trúc có chiều cao công trình trụ sở Bộ, ngành tương đối thống nhất. Trụ sở làm việc ở đây được thiết kế cao 17 - 25 tầng, công trình công cộng cao 3 - 5 tầng, giáp với tuyến đường đại lộ Thăng Long, đường Cương Kiên.
Vĩnh Hoàng
Quy hoạch nhằm hình thành một thị trấn mới của huyện Gia Lâm, trước mắt là Trung tâm Du lịch Văn hóa Lịch sử, hỗ trợ và đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội trong khu vực, phát huy tiềm năng sẵn có theo hướng du lịch văn hóa - dịch vụ, góp phần nâng cao đời sống kinh tế của nhân dân.
Tuyến đường vừa được khởi công dài 3,4km, tổng mức đầu tư hơn 3.241 tỷ đồng. Bề rộng mặt cắt ngang đường chính 60m, gồm 6 làn xe…
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa có văn bản gửi Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau về việc đầu tư 2 tuyến đường sắt kết nối cảng biển là Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và Biên Hòa - Vũng Tàu.
Theo UBND Thành phố, việc đề xuất lập đề án nghiên cứu phát triển công viên tại khu vực này cơ bản phù hợp với chủ trương của Thành ủy tại Thông báo số 2582-TB/TU ngày 7/5/2020.
Sáng 12/7, tại Kỳ họp thứ X, đại biểu HĐND TPHCM khóa X nhiệm kỳ 2021-2026 đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về đổi tên một đoạn Xa lộ Hà Nội thành đường Võ Nguyên Giáp, thuộc địa bàn TP. Thủ Đức.
Sau 20 năm thành lập và phát triển (2003-2023), với quyết tâm, nỗ lực phấn đấu cùng với tinh thần đổi mới, sáng tạo, quận Long Biên đã vươn lên trở thành trung tâm kinh tế, đô thị văn minh, hiện đại phía Đông Bắc Thủ đô Hà Nội.
Đó là ý kiến của Chuyên gia giao thông - TS. Vũ Hồng Trường trong cuộc trao đổi với Phóng viên báo Điện tử Chính phủ về giải pháp cho vấn đề phát triển giao thông tĩnh tại Hà Nội.
Hiện nay, diện tích đất của thành phố Hà Nội dành cho giao thông tĩnh và các điểm, bãi đỗ xe công cộng mới chỉ đáp ứng khoảng 8%-10% nhu cầu đỗ xe của tổng số phương tiện hiện có. Ngành Giao thông vận tải Hà Nội lý giải có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến khó khăn, hạn chế này.
Chiều 4/7, HĐND TP. Hà Nội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc tán thành chủ trương thành lập quận Đông Anh và 24 phường thuộc quận Đông Anh.
Theo định hướng, thành phố phía Tây trực thuộc Thủ đô Hà Nội là thành phố khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo với hướng hiện đại.