Bộ GTVT cho biết, theo Quy hoạch mạng lưới đường sắt Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt, 2 tuyến đường sắt này dự kiến đầu tư trước 2030 để vận chuyển hành khách và hàng hóa.
Quán triệt Kết luận số 49 ngày 28/2/2023 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển GTVT đường sắt đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt kế hoạch triển khai quy hoạch mạng lưới đường sắt, trong đó tiếp tục chuẩn bị đầu tư 2 tuyến đường sắt này trong giai đoạn từ nay đến 2025 để huy động nguồn lực, phấn đấu khởi công trước năm 2030.
Ảnh minh họa. |
Tuyến đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu (kết nối khu bến Cái Mép - Thị Vải) đang triển khai lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án, chiều dài khoảng 128 km, đường đôi, khổ đường 1.435 mm, vận tải hành khách và hàng hóa, tổng mức đầu tư khoảng 6,2 tỷ USD.
Tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng (kết nối khu bến Lạch Huyện) đã cơ bản hoàn thành quy hoạch chi tiết, chiều dài khoảng 380 km, đường đôi, khổ đường 1.435 mm, vận tải hành khách và hàng hóa, tổng mức đầu tư khoảng 10 -11 tỷ USD.
Theo Bộ GTVT, 2 dự án đường sắt này cần sớm triển khai đầu tư, trong đó nguồn vốn đầu tư công đóng vai trò chủ đạo, đầu tư hạ tầng khai thác cả hàng và khách.
Tuy nhiên, do tổng mức đầu tư 2 tuyến đường sắt tương đối lớn, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Danh mục quốc gia các dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021 - 2025 để huy động nguồn lực đầu tư, trong đó có tuyến đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu và Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.
Bộ GTVT xác định việc giảm thị phần vận tải đường bộ kết nối đến cảng biển là một trong những giải pháp quan trọng góp phần giảm chi phí logistics, trong đó 2 tuyến đường sắt kết nối cảng biển là Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và Biên Hòa - Vũng Tàu cần sớm được đầu tư và phấn đấu khởi công trước năm 2030.
Minh Ngọc
Theo UBND Thành phố, việc đề xuất lập đề án nghiên cứu phát triển công viên tại khu vực này cơ bản phù hợp với chủ trương của Thành ủy tại Thông báo số 2582-TB/TU ngày 7/5/2020.
Sáng 12/7, tại Kỳ họp thứ X, đại biểu HĐND TPHCM khóa X nhiệm kỳ 2021-2026 đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về đổi tên một đoạn Xa lộ Hà Nội thành đường Võ Nguyên Giáp, thuộc địa bàn TP. Thủ Đức.
Sau 20 năm thành lập và phát triển (2003-2023), với quyết tâm, nỗ lực phấn đấu cùng với tinh thần đổi mới, sáng tạo, quận Long Biên đã vươn lên trở thành trung tâm kinh tế, đô thị văn minh, hiện đại phía Đông Bắc Thủ đô Hà Nội.
Đó là ý kiến của Chuyên gia giao thông - TS. Vũ Hồng Trường trong cuộc trao đổi với Phóng viên báo Điện tử Chính phủ về giải pháp cho vấn đề phát triển giao thông tĩnh tại Hà Nội.
Hiện nay, diện tích đất của thành phố Hà Nội dành cho giao thông tĩnh và các điểm, bãi đỗ xe công cộng mới chỉ đáp ứng khoảng 8%-10% nhu cầu đỗ xe của tổng số phương tiện hiện có. Ngành Giao thông vận tải Hà Nội lý giải có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến khó khăn, hạn chế này.
Chiều 4/7, HĐND TP. Hà Nội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc tán thành chủ trương thành lập quận Đông Anh và 24 phường thuộc quận Đông Anh.
Theo định hướng, thành phố phía Tây trực thuộc Thủ đô Hà Nội là thành phố khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo với hướng hiện đại.
UBND thành phố Hà Nội vừa có tờ trình gửi HĐND thành phố về việc thông qua chủ trương định hướng phát triển không gian và hạ tầng đô thị đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.
UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Quyết định phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu dân cư Thường Thắng 2, huyện Hiệp Hòa (tỷ lệ 1/500), với quy mô khoảng 20,4 ha.
Sau gần 2 năm thi công, đến nay dự án cầu vượt chữ C tại nút giao Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch (quận Đống Đa, Hà Nội) đã bước vào giai đoạn cuối cùng.