Theo đó, UBND tỉnh Nam Định kiến nghị ba Bộ trên quan tâm và xem xét, trình Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu tư xây dựng tuyến đường sắt ven biển này, dựa trên quy hoạch đã được phê duyệt.
Theo Quy hoạch mạng lưới đường sắt giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, đến năm 2030, cả nước sẽ có 17 tuyến đường sắt mới được đầu tư với tổng chiều dài 2.471 km, trong đó tuyến đường sắt ven biển Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh (bao gồm đoạn Nam Hải Phòng - Hạ Long dài khoảng 37 km) có tổng chiều dài 101 km, khổ đường 1.435 mm và dự kiến sẽ được đầu tư sau năm 2030.
Ngoài ra, theo đề xuất của tỉnh Nam Định, đoạn đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam đi qua địa bàn tỉnh có chiều dài khoảng 30,5 km với nhà ga được đặt tại phường Hưng Lộc, TP. Nam Định (xã Mỹ Hưng, huyện Mỹ Lộc cũ), gần khu vực ga Đặng Xá của tuyến đường sắt hiện tại. Đây là một vị trí quan trọng, giúp kết nối liên vùng, đồng thời kết nối các tỉnh thuộc vùng Duyên hải Bắc Bộ.
Việc đầu tư hạ tầng giao thông kết nối, đặc biệt là tuyến đường sắt ven biển Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh đóng vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết để phát huy hiệu quả của tuyến đường sắt tốc độ cao.
Lãnh đạo UBND tỉnh Nam Định cho biết, khu vực ven biển hiện nay đang thu hút sự quan tâm lớn từ các nhà đầu tư với nhiều khu và cụm công nghiệp ven biển cùng Khu kinh tế Ninh Cơ đang dần hình thành. Nhu cầu kết nối giao thông và vận tải hàng hóa, hành khách tại khu vực này dự báo sẽ gia tăng mạnh mẽ trong thời gian tới. Do đó, việc nghiên cứu và đầu tư sớm tuyến đường sắt ven biển Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh là rất cấp bách.
Trước đó, Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cũng đã đề cập đến việc nghiên cứu đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam./.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu khẩn trương lựa chọn nhà đầu tư dự án thành phần 3, đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội theo phương thức đối tác công tư (PPP).
HĐND tỉnh Hoà Bình vừa ban hành nghị quyết chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Bình Phú.
Quy mô nghiên cứu lập quy hoạch có diện tích khoảng 699,5 ha. Quy mô dân số khoảng 77.000 người; được chia thành 6 ô quy hoạch, được giới hạn bởi các tuyến đường giao thông để kiểm soát phát triển.
Dự kiến tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sẽ có 26 nhà ga được xây dựng trên 20 tỉnh, thành của cả nước, giúp kết nối 19 đô thị có quy mô 500.000 dân trở lên; trong đó có 2 đô thị đặc biệt và 17 đô thị loại 1.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký ban hành Quyết định số 1088/QĐ-TTg ngày 2/10/2024 phân công nhiệm vụ triển khai thực hiện Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Đà Nẵng.
UBND tỉnh Nam Định vừa tổ chức hội nghị kiểm điểm tiến độ triển khai các thủ tục đầu tư xây dựng các khu công nghiệp (KCN) trọng điểm trong địa bàn.
Việc kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thực hiện trên phạm vi toàn thành phố theo các cấp hành chính, trong đó xã, phường, thị trấn (cấp xã) là đơn vị cơ bản thực hiện kiểm kê đất đai.
Chính phủ vừa ban Nghị quyết 149/NQ-CP ngày 23/9/2024 về việc xin chủ trương điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
UBND tỉnh Nghệ An vừa có thông báo nội dung làm việc của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Bùi Thanh An liên quan đến tình hình triển khai thực hiện dự án Đầu tư xây dựng kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp Thọ Lộc (giai đoạn 1).
Sau nhiều lần điều chỉnh quy hoạch, UBND tỉnh Nghệ An đã quyết định chấm dứt dự án Công viên nghĩa trang sinh thái Vĩnh Hằng gần 500 tỷ đồng.