Theo đó, phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch thuộc xã Quảng Lạc, huyện Nho Quan, tổng diện tích khoảng 475,8 ha. Phía Đông giáp quốc lộ 12B; phía Tây giáp khu dân cư thôn Đồng Bài và thôn Đồng Trung; phía Nam giáp khu dân cư thôn An Ngải; phía Bắc giáp khu dân cư thôn Đồng Bài. Quy mô dân số dự kiến khoảng 20.000 người.
Về tính chất, đây sẽ là khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cấp tỉnh kết hợp ở với cảnh quan thiên nhiên với các khu vui chơi giải trí, dịch vụ du lịch ven hồ và du lịch văn hóa với cơ sở hạ tầng và dịch vụ đồng bộ, đáp ứng nhu cầu ở, nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa của người dân và du khách trong và ngoài nước.
Khu du lịch sẽ có các khu chức năng gồm: Khu du lịch sinh thái, văn hóa, lịch sử và nghỉ dưỡng với quảng trường văn hóa; khu tiện ích và nghỉ dưỡng trên núi, thác nước; dịch vụ ngoài trời trải nghiệm, cắm trại, thiên nhiên bên hồ; tổ chức sự kiện, trung tâm điều hành, phụ trợ; trưng bày giới thiệu sản phẩm nghề truyền thống; du lịch thiên nhiên trải nghiệm, chèo thuyền trong làng, farmstay...
Khu ở bao gồm khu ở biệt thự kết hợp vườn nông nghiệp ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao; Các khu công cộng, dịch vụ khu dân cư, tiện ích xã hội, Cây xanh, mặt nước hồ cảnh quan, không gian mở, bến thuyền;...
Trước đó, vào cuối tháng 11/2022, UBND tỉnh Ninh Bình đã có văn bản gửi Sở Xây dựng, UBND huyện Nho Quan liên quan đến việc lập quy hoạch dự án trên. Thời điểm đó, dự án có tên là Khu đô thị du lịch sinh thái, văn hóa, lịch sử và nghỉ dưỡng Ninh Bình tại xã Sơn Hà và xã Quảng Lạc.
Liên quan đến nội dung nêu trên, UBND tỉnh Ninh Bình đồng ý giao UBND huyện Nho Quan chủ trì, tổ chức lập Quy hoạch phân khu Khu đô thị du lịch sinh thái, văn hóa, lịch sử và nghỉ dưỡng Ninh Bình tại xã Quảng Lạc (phía Tây Nam Quốc lộ 12B) với diện tích nghiên cứu khoảng 475 ha.
Khu vực tại xã Sơn Hà (phía Đông Bắc Quốc lộ 12B), huyện Nho Quan với diện tích lập quy hoạch khoảng 625 ha, sẽ tổ chức thực hiện sau khi đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị Ninh Bình đến năm 2040 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt./.
Nửa đầu tháng 8/2024, cảng Chu Lai đã đón 35 chuyến tàu cập cảng, vận chuyển các mặt hàng: linh kiện ô tô, cơ khí, trái cây, tinh bột sắn, viên nén, dăm gỗ, khoáng sản, hàng gia dụng, nội thất, may mặc... cho các doanh nghiệp tại miền Trung và Tây Nguyên, trong đó có nhiều doanh nghiệp FDI.
Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định phê duyệt đề án thí điểm cửa khẩu thông minh tại cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Việt Nam) - Hữu Nghị Quan (Trung Quốc).
Năm 2025, Bộ GTVT dự kiến sẽ giải ngân khoảng 77.624 tỷ đồng (tăng khoảng 5.172 tỷ đồng so với báo cáo trước đó) vốn đầu tư công cho các công trình giao thông trọng điểm.
Hiện 2 huyện Đông Anh và Gia Lâm đã hoàn thành các tiêu chí và đủ điều kiện theo tiêu chuẩn tối thiểu quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Văn Thi vừa có chỉ đạo về việc chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư dự án sân golf TNG Hà Long và dự án Tổ hợp nghỉ dưỡng và giải trí Hà Long tại xã Hà Long, huyện Hà Trung.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An vừa thống nhất chủ trương điều chỉnh Dự án Xây dựng và kinh doanh Cảng nước sâu Cửa Lò.
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa qua đã ban hành quyết định phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu công nghiệp số 15, Khu kinh tế Nghi Sơn.
Đường sắt Nhổn-Ga Hà Nội đoạn trên cao dự kiến được UBND TP Hà Nội đưa vào hoạt động vào cuối tháng 7 này.
Sau khi thành lập, thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình có diện tích tự nhiên là 150,24 km2 và quy mô dân số là trên 237.000 người.
Tại Thông báo số 471/TB-VP ngày 11/10/2023, lãnh đạo TP. Hà Nội giao Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục kiểm tra, giám sát; trường hợp hết thời gian gia hạn sử dụng mà chưa đưa đất vào sử dụng thì lập hồ sơ thu hồi đất, báo cáo UBND TP theo quy định.