Mới đây, UBND TP. Hà Nội đã có báo cáo gửi HĐND thành phố về kết quả thực hiện Nghị quyết số 04/NQ-HĐND ngày 08/4/2022 về biện pháp đẩy nhanh tiến độ đầu tư, tập trung xử lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn.
Tại báo cáo trên, đề cập đến dự án nhà ở cao tầng để bán tại thị trấn Văn Điển, Thanh Trì, UBND TP. Hà Nội cho biết, dự án nằm trong danh mục 295 dự án còn lại với tổng diện tích 2255 ha đất đã có chỉ đạo thực hiện, tiếp tục giám sát, đôn đốc và tổ chức hậu kiểm sau thời gian gia hạn 24 tháng, thời gian kéo dài gia hạn 24 tháng do nguyên nhân bất khả kháng dịch bệnh Covid-19 theo quy định của pháp luật.
Cụ thể, theo báo cáo, dự án nhà ở cao tầng để bán tại thị trấn Văn Điển, Thanh Trì của Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt (Tập đoàn Bảo Việt) có diện tích gần 3.200 m2.
Đối với dự án này, tại Kết luận thanh tra số 727/KL-STNMT- TTr ngày 8/4/2019 và Kết luận số 2126/KLKT- STNMT-TTR ngày 7/4/2022, dự án chưa được đầu tư xây dựng và tiến độ đã hết.
Tại quyết định số 4369/QĐ-UBND ngày 31/8/2023, dự án được gia hạn thêm 24 tháng do nguyên nhân bất khả kháng.
Tuy nhiên, tại Thông báo số 471/TB-VP ngày 11/10/2023, lãnh đạo TP. Hà Nội giao Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục kiểm tra, giám sát; trường hợp hết thời gian gia hạn sử dụng mà chưa đưa đất vào sử dụng thì lập hồ sơ thu hồi đất, báo cáo UBND TP theo quy định.
Như vậy, kể từ ngày có quyết định gia hạn thêm 24 tháng đến ngày UBND TP. Hà Nội báo cáo HĐND TP mới đây, dự án vẫn tiếp tục trong tình trạng bỏ hoang. Với tình trạng này, còn khoảng 1 năm nữa, nếu dự án không được đưa vào sử dụng rất có thể dự án sẽ bị thu hồi?
Theo tìm hiểu, khu đất làm dự án xây dựng nhà cao tầng của Tổng công ty bảo hiểm Bảo Việt bị bỏ hoang nhiều năm ở gần đường Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Dự án tiếp giáp ngõ 265 Ngọc Hồi, gần trung tâm thương mại Thanh Trì.
Theo giới thiệu trên trang web của Bảo Việt, chủ đầu tư của dự án này là Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt thuộc Tập đoàn Bảo Việt. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 300 tỷ đồng.
Thông tin trên trang web của Viện Khoa học công nghệ xây dựng - IBST (Bộ Xây dựng) công bố năm 2015 cho thấy, dự án được xây dựng nhằm tạo nên một công trình đa chức năng, đáp ứng hiệu quả nhu cầu phòng làm việc và tiêu dùng của cán bộ công nhân viên và các đơn vị thành viên Tập đoàn Bảo Việt.
Công trình gồm 29 tầng và 02 tầng hầm bố cục thành 3 phần, đế, thân và mái; trong đó tầng hầm 1 và 2 bố trí khu để xe và các phòng kỹ thuật; tầng 1 bố trí khu sảnh chính, văn phòng dịch vụ, tầng 2 bố trí khu dịch vụ, phòng sinh hoạt cộng đồng, nhà trẻ; từ tầng 3 đến tầng 29 bố trí 24.368 căn hộ với tổng diện tích sàn xây dựng 32.966 m2./.
Nội dung buổi đối thoại sẽ tập trung cung cấp thông tin tình hình thực hiện và các khó khăn vướng mắc trong quá trình hoạt động đầu tư đối với các dự án thuộc lĩnh vực nhà ở xã hội, bến bãi đỗ xe, môi trường.
Đây là một trong những nội dung đang được Bộ Xây dựng lấy ý kiến các đơn vị liên quan tại dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng.
Hàng loạt khu đô thị, khu nhà ở xã hội, khu dân cư… có tổng mức đầu tư lên tới cả chục nghìn tỷ đồng tiếp tục được các tỉnh thông báo tìm nhà đầu tư hoặc công bố nhà đầu tư, trong đó nhiều “ông lớn” đón tin vui khi dự án chỉ có một nhà đầu tư đăng ký.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ngày 13/7/2024 đã ký Quyết định số 639/QĐ-TTg chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Vinhomes Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh.
Hiện Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) đang thúc đẩy các thủ tục cấp phép, điều chỉnh lại dự án để tiếp tục thi công. Dự kiến cuối năm 2025 hoặc đầu 2026 sẽ đưa công trình vào khai thác sử dụng.
Trong các dự án bất động sản hiện đang gặp vướng mắc của Novaland, đáng chú ý nhất là dự án Aqua City ở Đồng Nai. Tập đoàn này đã đầu tư khoảng 5 tỷ USD và đang được địa phương, Trung ương vào cuộc tháo gỡ vướng mắc để dự án có thể tiếp tục triển khai.
Ngoài ra, 8 địa phương có tỉ lệ công trình vi phạm thấp, gồm: Long Biên, Hà Đông, Ba Đình, Hoài Đức, Phúc Thọ, Hoàng Mai, Thanh Trì và Đông Anh.
Theo phê duyệt, diện tích khu đất xây dựng dự án rộng khoảng 96,4 ha, hiện trạng chủ yếu là đất nông nghiệp, đất giao thông, thủy lợi nội đồng, đất mặt nước và một phần đất ở chưa giải phóng mặt bằng.
Ngày 9/7, ông Bùi Văn Cường, Chủ nhiệm văn phòng Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội, Trưởng đoàn giám sát số 3 cùng các thành viên đã về Đồng Nai làm việc với các bên liên quan về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023.
UBND TP. Hà Nội trong ngày 5/7 đã ban hành liên tiếp 2 quyết định phê duyệt yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư đăng ký thực hiện dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới C3-1, xã Đại Áng và Khu đô thị mới Liên Ninh, xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì (Hà Nội).