Theo quyết định phê duyệt, Khu công nghiệp số 15 được quy hoạch trên diện tích khoảng 721,09 ha (bao gồm 691,45 ha đất xây dựng khu công nghiệp; 29,64 ha đất rừng phòng hộ và mặt nước), quy mô lao động khoảng 18.600 người, trong phạm vi thuộc địa giới hành chính các xã Tân Trường, Phú Lâm, Tùng Lâm, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Là khu công nghiệp đa ngành, trong đó ưu tiên công nghiệp cơ khí chế tạo, chế biến nông lâm sản và công nghiệp điện tái tạo, Khu công nghiệp số 15 được đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng kết nối các khu công nghiệp với các khu chức năng khác trong Khu kinh tế Nghi Sơn và khu vực lân cận để thu hút đầu tư, chú trọng thu hút các doanh nghiệp lớn mang tính chất mỏ neo cho phát triển khu công nghiệp, đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư, qua đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa và khu vực Bắc Trung Bộ.
Về cơ cấu tổ chức không gian, Khu công nghiệp số 15 được chia thành 02 khu: Khu A (khu vực dự án Nhà máy điện mặt trời Thanh Hóa I) diện tích khoảng 229,18 ha nằm phía Bắc của khu công nghiệp; Khu B (Khu công nghiệp Đồng Vàng) diện tích khoảng 491,91 ha nằm phía Nam của khu công nghiệp.
Cụ thể, đối với Khu A, nhà máy, xí nghiệp được quy hoạch dựa theo địa hình tự nhiên, giảm thiểu tối đa việc san gạt địa hình. Đối với khu B, quy hoạch phân lô các lô đất xây dựng nhà máy, xí nghiệp linh hoạt, có thể ghép nối nhiều lô đất để đáp ứng yêu cầu xây dựng của các nhà máy có quy mô lớn.
Các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật như trạm điện, xử lý nước thải… được bố trí riêng biệt cho từng khu (Khu A và Khu B) và được bố trí giáp các tuyến đường giao thông thuận lợi cho việc đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài khu công nghiệp.
Bên cạnh đó, các hạng mục quy hoạch hạ tầng kỹ thuật như thoát nước mưa, thoát nước thải và vệ sinh môi trường, cấp nước, cấp điện, giao thông, hạ tầng viễn thông thụ động và kế hoạch bố trí tái định cư, nhà ở công nhân đều được đề cập chi tiết trong Quyết định.
Đối với công tác tổ chức thực hiện, UBND tỉnh Thanh Hóa giao Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và UBND thị xã Nghi Sơn tổ chức công bố, công khai nội dung quy hoạch phân khu xây dựng; tổ chức kêu gọi đầu tư theo quy hoạch được phê duyệt.
UBND thị xã Nghi Sơn có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp, các cơ quan liên quan kiểm tra, quản lý xây dựng theo quy hoạch được duyệt và quản lý quy hoạch theo quy định của pháp luật. Rà soát, điều chỉnh các quy hoạch có liên quan được giao, bảo đảm phù hợp, thống nhất, đồng bộ với quy hoạch phân khu xây dựng được duyệt.
Được biết, việc quy hoạch phân khu Khu công nghiệp số 15, Khu kinh tế Nghi Sơn nằm trong kế hoạch phát triển và cụ thể hóa kế hoạch Điều chỉnh, mở rộng Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1699/QĐ-TTg ngày 07/12/2018./.
Đường sắt Nhổn-Ga Hà Nội đoạn trên cao dự kiến được UBND TP Hà Nội đưa vào hoạt động vào cuối tháng 7 này.
Sau khi thành lập, thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình có diện tích tự nhiên là 150,24 km2 và quy mô dân số là trên 237.000 người.
Tại Thông báo số 471/TB-VP ngày 11/10/2023, lãnh đạo TP. Hà Nội giao Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục kiểm tra, giám sát; trường hợp hết thời gian gia hạn sử dụng mà chưa đưa đất vào sử dụng thì lập hồ sơ thu hồi đất, báo cáo UBND TP theo quy định.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 84/2024/NĐ-CP về thí điểm phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực cho chính quyền TP Hồ Chí Minh.
Theo phê duyệt, phân khu đô thị sinh thái Sườn Đồi có phạm vi thuộc các xã Hòa Ninh - Hòa Sơn - Hòa Nhơn - Hòa Phú, huyện Hòa Vang với diện tích khoảng 2.832 ha. Quy mô dân số phân khu khoảng 194.240 người.
Dự án đã hoàn thành khoảng 90% khối lượng, tuy nhiên, công tác thi công đang gặp khó khăn về nguồn vốn thanh toán, phải tạm dừng…
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định số 586/QĐ-TTg ngày 3/7/2024 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Sáng 2/7, tại Kỳ họp thứ 17, HĐND Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026, với tỷ lệ 91,4%, các đại biểu đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc đặt tên, điều chỉnh độ dài một số đường, phố, công trình công cộng trên địa bàn TP. Hà Nội năm 2024.
Trong giai đoạn 2024-2030, ngoài việc hoàn thành 96,8km đường sắt đô thị (gồm các tuyến số 2, số 3, số 5), Hà Nội sẽ chuẩn bị đầu tư 301 km (gồm các tuyến số 1, 2A kéo dài đến Xuân Mai, 4,6,7,8; tuyến kết nối các đô thị vệ tinh)...
Theo công bố, đến hết ngày 28/6, chỉ có 1 đơn vị đăng ký là liên danh Vingroup - Thái Sơn - Long Hải. Trong đó, Thái Sơn là công ty con của Công ty cổ phần Vinhomes với tỷ lệ sở hữu 99,8%.