Nghị định này quy định về nội dung thí điểm phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ với chính quyền TP Hồ Chí Minh (HĐND và UBND TP Hồ Chí Minh ở 8 lĩnh vực. Bao gồm quản lý nhà nước về: đầu tư; kinh tế, tài chính, ngân sách nhà nước; quy hoạch, xây dựng, tài nguyên và môi trường; giao thông vận tải; y tế; giáo dục - đào tạo; lao động, giáo dục nghề nghiệp; nội vụ.
Về nguyên tắc phân cấp, nghị định quy định, việc phân cấp quản lý nhà nước cho chính quyền TP Hồ Chí Minh được thực hiện theo quy định Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Cụ thể như phải bảo đảm phù hợp với quy định của Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chủ trương của Đảng về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TP Hồ Chí Minh; bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành tập trung thống nhất của Chính phủ; phát huy trách nhiệm, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tính năng động, sáng tạo của Thành phố trong việc tổ chức thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Phân cấp quản lý nhà nước gắn liền với việc tăng cường trách nhiệm thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của chính quyền Thành phố. Phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực nhằm tăng cường trách nhiệm của UBND Thành phố, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND Thành phố, tạo sự chủ động và hoàn thiện cơ chế phân cấp cho chính quyền Thành phố. Phân cấp quản lý nhà nước đi đôi với việc thực hiện chương trình cải cách hành chính ở các cấp chính quyền nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy quản lý nhà nước của Thành phố; giải quyết kịp thời các khó khăn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp và phục vụ tốt hơn yêu cầu của tổ chức và người dân.
Nghị định cũng nêu, việc quy định hoặc điều chỉnh thủ tục hành chính liên quan đến nội dung phân cấp phải bảo đảm nguyên tắc: những nội dung phân cấp đã quy định thủ tục hành chính thì trên cơ sở hồ sơ và trình tự, thủ tục hiện hành, không làm phát sinh thêm thủ tục hành chính. Những nội dung phân cấp chưa quy định thủ tục hành chính thì thực hiện theo trình tự, thủ tục hành chính do Hội đồng nhân dân Thành phố quy định, bảo đảm đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức của đối tượng và cơ quan thực hiện thủ tục hành chính.
Về phân cấp quản lý nhà nước về đầu tư, nghị định nêu rõ, UBND TP Hồ Chí Minh trình HĐND thành phố quyết định danh mục ngành, nghề ưu đãi mới phát sinh theo xu thế phát triển công nghệ mới của thế giới hoặc từ thực tiễn phát triển kinh tế xã hội của Thành phố phù hợp với định hướng của quốc gia về phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế số, phát triển bền vững để áp dụng tại Thành phố sau khi UBND Thành phố tham khảo ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Căn cứ khả năng cân đối ngân sách của địa phương và trên cơ sở quy định chi tiết các hình thức hỗ trợ đầu tư, UBND TP Hồ Chí Minh trình HĐND thành phố quyết định ban hành chính sách hỗ trợ đảm bảo tính chất đặc thù của Thành phố đối với doanh nghiệp công nghệ cao, tổ chức khoa học công nghệ. .
Đối với phân cấp quản lý nhà nước về y tế, UBND TP Hồ Chí Minh có thẩm quyền giao cơ quan chuyên môn về y tế cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo đối với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện tư nhân trên địa bàn Thành phố; quyết định cấp phép nhập khẩu thuốc đáp ứng nhu cầu điều trị đặc biệt, phát sinh trong quá trình khám chữa bệnh đối với một số nhóm thuốc theo quy định cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc phạm vi quản lý của Thành phố, báo cáo Bộ Y tế để công bố thông tin.
Về phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục - đào tạo, UBND Thành phố có thẩm quyền phê duyệt chương trình giáo dục tích hợp thực hiện trong liên kết giáo dục với nước ngoài đối với các cơ sở giáo dục trên địa bàn, bảo đảm tiêu chí, điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của Chính phủ về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục và hướng dẫn của Bộ Giáo dục-Đào tạo; phê duyệt tài liệu, học liệu sử dụng để triển khai cho trẻ làm quen ngoại ngữ, bảo đảm các tiêu chí, điều kiện, quy trình, thủ tục theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Giáo dục - Đào tạo; xây dựng thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với một số cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của Thành phố…
Theo phê duyệt, phân khu đô thị sinh thái Sườn Đồi có phạm vi thuộc các xã Hòa Ninh - Hòa Sơn - Hòa Nhơn - Hòa Phú, huyện Hòa Vang với diện tích khoảng 2.832 ha. Quy mô dân số phân khu khoảng 194.240 người.
Dự án đã hoàn thành khoảng 90% khối lượng, tuy nhiên, công tác thi công đang gặp khó khăn về nguồn vốn thanh toán, phải tạm dừng…
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định số 586/QĐ-TTg ngày 3/7/2024 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Sáng 2/7, tại Kỳ họp thứ 17, HĐND Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026, với tỷ lệ 91,4%, các đại biểu đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc đặt tên, điều chỉnh độ dài một số đường, phố, công trình công cộng trên địa bàn TP. Hà Nội năm 2024.
Trong giai đoạn 2024-2030, ngoài việc hoàn thành 96,8km đường sắt đô thị (gồm các tuyến số 2, số 3, số 5), Hà Nội sẽ chuẩn bị đầu tư 301 km (gồm các tuyến số 1, 2A kéo dài đến Xuân Mai, 4,6,7,8; tuyến kết nối các đô thị vệ tinh)...
Theo công bố, đến hết ngày 28/6, chỉ có 1 đơn vị đăng ký là liên danh Vingroup - Thái Sơn - Long Hải. Trong đó, Thái Sơn là công ty con của Công ty cổ phần Vinhomes với tỷ lệ sở hữu 99,8%.
Tiếp thu ý kiến của ĐBQH, Chính phủ đã điều chỉnh dự thảo Nghị quyết theo hướng đầu tư đồng bộ toàn Dự án theo quy mô 04 làn xe hoàn chỉnh và sử dụng chi phí dự phòng của Dự án bảo đảm không làm tăng sơ bộ tổng mức đầu tư Dự án…
Ông Dương Đức Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội vừa ký ban hành Quyết định số 3186/QĐ-UBND ngày 20/6/2024 về việc phê duyệt đồ án Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết khu vực trung tâm Khu đô thị Tây Hồ Tây, tỷ lệ 1/500 tại lô đất H2CC2.
Quốc hội đồng ý thành lập khu thương mại tự do Đà Nẵng gắn với cảng biển Liên Chiểu, với mục tiêu thu hút đầu tư, tài chính, thương mại, du lịch và dịch vụ chất lượng cao.
Hồ Tà Đùng (xã Đắk Som, huyện Đắk G’long, tỉnh Đắk Nông) thuộc Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông là một trong 61 địa điểm tiềm năng được quy hoạch phát triển trở thành Khu du lịch Quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.