Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, tính đến 31/5, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt hơn 1,2 triệu tỷ đồng.
Còn theo thống kê từ Ngân hàng Nhà nước, tính đến hết tháng 6, tín dụng bất động sản tăng 4,6%, trong đó tín dụng kinh doanh bất động sản tăng 10,29%, chiếm tỷ trọng 39-40% tổng tín dụng bất động sản, tín dụng bất động sản tiêu dùng tăng 1,15%, chiếm tỷ trọng 59-60%.
Thời gian qua, NHNN đã có nhiều chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện các giải pháp thúc đẩy tín dụng, hỗ trợ tín dụng bất động sản, tạo điều kiện tháo gỡ những khó khăn cho các dự án bất động sản. Nhờ vậy, tỷ lệ cho vay hoạt động kinh doanh bất động sản sau 6 tháng đầu năm tại một số ngân hàng như HDBank, Techcombank, VPBank, SHB, MSB, MB, LPBank tăng so với cuối năm 2023.
Cụ thể, theo thống kê báo cáo tài chính của 29 ngân hàng đã công bố cho thấy, Techcombank có tỷ trọng 35,46% tại thời điểm 31/6/2024, trong khi thời điểm cuối năm 2023 là 35,22%.
VPBank đứng thứ hai với tỷ trọng cho vay bất động sản là 22,48%, trong khi cuối năm 2023 là 19%. Cho vay bất động sản tại VietBank cũng lên tới 22%, trong khi cuối năm 2023 là 19%.
Một số nhà băng khác cũng tăng mạnh tỷ lệ cho vay bất động sản như Nam A Bank tăng từ 9,1% lên 10,8%, VIB tăng từ 0,63% lên 2,21%, Sacombank tăng từ 1,3% lên 2,9%.
TPBank ghi nhận tăng nhẹ từ 7,12% lên 8,04%, SHB tăng từ 15,45% lên 16,15%, MSB tăng từ 8,96% lên 9,18%. Trong khi đó tại BVBank và ACB tỷ lệ này đi ngang lần lượt ở mức 13% và 1%.
Ngược lại, một số ngân hàng ghi nhận sự sụt giảm về tỷ lệ này. HDBank ghi nhận mức giảm mạnh từ 17% xuống 15,5%, LPBank ghi nhận mức giảm nhẹ từ 5,08% xuống 4,66%, MBBank giảm từ 7,49% xuống còn 6,67%.
Ngân hàng nào dẫn đầu thị phần cho vay?
Cũng theo thống kê báo cáo tài chính của 29 ngân hàng, cho vay khách hàng 6 tháng đầu năm đạt hơn 12,2 triệu tỷ đồng, dư nợ cho vay tăng lên hơn 7% so với hồi đầu năm.
Xét về con số tuyệt đối, 4 ngân hàng thương mại Nhà nước gồm BIDV, Agribank, VietinBank và Vietcombank dẫn đầu về lượng vốn cung ứng ra nền kinh tế. Tổng dư nợ 4 nhà băng này thiết lập được tính tới cuối quý II năm nay đã đạt hơn 6 triệu tỷ đồng, chiếm hơn 50% thị phần cho vay của 30 ngân hàng cộng lại.
Trong đó, BIDV cho vay khách hàng 1,88 triệu tỷ đồng, tăng 5,9% so với cuối năm ngoái và chiếm 15% thị phần cho vay chung; Agribank 1,6 triệu tỷ đồng, tăng 3%, chiếm 13% thị phần cho vay; VietinBank 1,5 triệu tỷ đồng, tăng 5%, chiếm 12,6% thị phần; Vietcombank cho vay 1,3 triệu tỷ đồng, tăng 8, chiếm 11% thị phần.
Trong nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần, MBBank, Techcombank, VPBank, ACB, Sacombank, SHB là những ngân hàng thuộc Top 10 ngân hàng cho vay khách hàng nhiều nhất.
Trong đó, MB cho vay 637.000 tỷ đồng, Techcombank cho vay 567.400 tỷ đồng, VPBank cho vay 552.200 tỷ đồng, ACB cho vay 541.000 tỷ đồng, Sacombank cho vay 505.000 tỷ đồng, SHB cho vay 447.000 tỷ đồng.
Xét về tốc độ tăng trưởng, một số ngân hàng ghi nhận mức tăng trưởng cho vay hai con số như NCB tăng 16%, LPBank tăng 15%, Techcombank tăng 13%, HDBank tăng 13%, MSB tăng 13%, ACB tăng 12%, VPBank tăng 11%,…
Ở chiều ngược lại, ABBank là ngân hàng duy nhất ghi nhận sự sụt giảm trong số dư cho vay khách hàng. Sau sáu tháng đầu năm, số dư cho vay của ABBank đã giảm xuống còn 91.000 tỷ đồng, tương ứng giảm 7% so với cuối năm trước.
Theo báo cáo của NHNN, tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm 2024 là 6%. Như vậy, tăng trưởng tín dụng đã đạt chỉ tiêu theo chủ trương của Thủ tướng Chính phủ giao đến hết quý II/2024 phải đạt 5-6%.
Trong bối cảnh lãi suất cho vay đang ở mức thấp so với vài năm trở lại đây, NHNN đã giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng ngay từ đầu năm 2024 cho các ngân hàng là 15%./.
Cục Quản lý thị trường TP. Hà Nội đã ban hành Kế hoạch kiểm tra chuyên đề nhằm kiểm soát chặt chẽ việc chấp hành các quy định pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng.
Ngay từ đầu tháng 8 tới nay, các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm, mốc 6% xuất hiện tại nhiều nhà băng.
Trong 7 tháng đầu năm, toàn ngành thuế đã thu hồi được 50.527 tỷ đồng tiền nợ thuế, tăng 26% so với cùng kỳ.
Sau khi các ngân hàng công khai danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ, nhiều “đại gia” bất động sản là cổ đông lớn của các ngân hàng đã xuất hiện.
Gần đây, các ngân hàng có sự thay đổi ở vị trí lãnh đạo khi các "sếp lớn" đồng loạt xin từ nhiệm, đột ngột từ chức.
Mới đây, nhiều ngân hàng đã công bố danh sách cổ đông nắm giữ từ 1% cổ phần vốn điều lệ trở lên theo Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi, qua đó nhiều cổ đông kín tiếng được báo cáo sở hữu lượng lớn cổ phần các ngân hàng. Đáng chú ý, sau các đợt công bố trên, nhiều gia đình “quyền lực” lắm tiền nhiều của trong các nhà băng dần lộ diện.
Theo thống kê, lĩnh vực được các nhà băng ưu tiên rót vốn nhiều nhất trong thời gian qua là cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản khác với tổng dư nợ 424.422 tỷ đồng.
Chỉ trong 2 ngày liên tiếp từ 31/7-1/8/2024, Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank, mã: HDB) đã thu về 5.700 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu.
Bộ Tài chính cho biết, tổng số tiền đã miễn, giảm, gia hạn thuế, phí lệ phí và tiền thuê đất ước tính đến hết tháng 7 khoảng 87,2 nghìn tỷ đồng.
7 tháng đầu năm 2024, các khoản thu từ nhà và đất trên địa bàn thành phố đạt 7.941 tỷ đồng, tăng 147,7% so với con số 5.376 tỷ đồng của cùng kỳ năm 2023.