Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Kế hoạch số 233/KH-UBND về việc triển khai thực hiện Đề án đầu tư, xây dựng phát triển 5 huyện: Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng thành quận.
Tại văn bản trên, lãnh đạo Hà Nội yêu cầu UBND 5 huyện rà soát về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính, trường hợp chưa đủ điều kiện, triển khai phương án để thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính xã (thị trấn) để thành lập các đơn vị hành chính phường trong Đề án thành lập quận của các huyện, đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn về quy mô dân số, diện tích tự nhiên.
Huyện Đông Anh, huyện Gia Lâm phối hợp với Sở Nội vụ và các sở, ngành liên quan hoàn thiện công tác lập hồ sơ đề án và làm việc với các bộ, ngành Trung ương thẩm định. Phấn đấu được phê duyệt đề án thành lập quận của 2 huyện vào quý IV/2024 hoặc quý I/2025.
Các huyện Thanh Trì và Hoài Đức chủ động phối hợp với các sở, ngành, cung cấp hồ sơ, số liệu phục vụ công tác đánh giá tiêu chí; xây dựng các giải pháp đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các tiêu chí chưa đạt, trong đó chủ động ưu tiên cân đối nguồn vốn ngân sách huyện đầu tư xây dựng các công trình, dự án đảm bảo hoàn thành tiêu chí. Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đang triển khai thực hiện để hoàn thành tiêu chí, đề án. Phấn đấu được phê duyệt đề án thành lập quận của 2 huyện vào quý IV/2025.
Với huyện Đan Phượng, tiếp tục rà soát tình hình thực hiện đề án, đánh giá các tiêu chí, xây dựng giải pháp cụ thể; bám sát các sở, ngành tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc; báo cáo Ban Chỉ đạo của Thành phố về lộ trình và chủ đồng đề xuất phương án, dự kiến thời gian lập hồ sơ, đề án thành lập quận.
Liên quan đến việc này, trước đó Báo cáo về kết quả thực hiện Đề án của 5 huyện 6 tháng đầu năm 2024 tại cuộc họp ngày 7/8/2024, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lê Anh Quân cho biết, đối với huyện Đông Anh và huyện Gia Lâm, hai huyện đã hoàn thành các tiêu chí và đủ điều kiện theo tiêu chuẩn tối thiểu quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Hiện nay, hai huyện đang phối hợp với Sở Xây dựng và Sở Quy hoạch - Kiến trúc hoàn thiện hồ sơ trình Bộ Xây dựng xem xét, công nhận các tiêu chuẩn trình độ phát triển cơ sở hạ tầng khu vực dự kiến thành lập quận, phường, làm cơ sở hoàn thiện đề án trình Ủy ban thường vụ Quốc hội phê duyệt đề án thành lập quận.
Đối với huyện Thanh Trì, huyện Hoài Đức và Đan Phượng, về nhóm tiêu chuẩn “diện tích tự nhiên” và “quy mô dân số”, cả ba huyện đều đạt của tiêu chí thành lập quận; tuy nhiên, tiêu chí thành lập phường cả 3 huyện đều chưa đạt.
Nhóm tiêu chuẩn “cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội” và “hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị”, cả ba huyện đều chưa đạt 100% tiêu chí thành lập phường, thành lập quận.
Về khó khăn, vướng mắc, lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết, theo quy định, phạm vi đánh giá trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị đã được công nhận phải trùng với phạm vi dự kiến thành lập đơn vị hành chính đô thị. Hiện tại, TP. Hà Nội chưa phê duyệt chương trình phát triển đô thị.
Hơn nữa, theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến 2050, 4 huyện Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Đan Phượng vẫn còn diện tích đất nằm ngoài khu vực phát triển đô thị; trong đó, huyện Đan Phượng là đơn vị khó đáp ứng được yêu cầu quy hoạch đô thị toàn bộ ranh giới huyện.
Ngoài ra, về thực hiện các tiêu chí, hầu hết các xã của 5 huyện chưa bảo đảm tiêu chí tự cân đối thu, chi ngân sách./.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Văn Thi vừa có chỉ đạo về việc chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư dự án sân golf TNG Hà Long và dự án Tổ hợp nghỉ dưỡng và giải trí Hà Long tại xã Hà Long, huyện Hà Trung.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An vừa thống nhất chủ trương điều chỉnh Dự án Xây dựng và kinh doanh Cảng nước sâu Cửa Lò.
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa qua đã ban hành quyết định phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu công nghiệp số 15, Khu kinh tế Nghi Sơn.
Đường sắt Nhổn-Ga Hà Nội đoạn trên cao dự kiến được UBND TP Hà Nội đưa vào hoạt động vào cuối tháng 7 này.
Sau khi thành lập, thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình có diện tích tự nhiên là 150,24 km2 và quy mô dân số là trên 237.000 người.
Tại Thông báo số 471/TB-VP ngày 11/10/2023, lãnh đạo TP. Hà Nội giao Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục kiểm tra, giám sát; trường hợp hết thời gian gia hạn sử dụng mà chưa đưa đất vào sử dụng thì lập hồ sơ thu hồi đất, báo cáo UBND TP theo quy định.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 84/2024/NĐ-CP về thí điểm phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực cho chính quyền TP Hồ Chí Minh.
Theo phê duyệt, phân khu đô thị sinh thái Sườn Đồi có phạm vi thuộc các xã Hòa Ninh - Hòa Sơn - Hòa Nhơn - Hòa Phú, huyện Hòa Vang với diện tích khoảng 2.832 ha. Quy mô dân số phân khu khoảng 194.240 người.
Dự án đã hoàn thành khoảng 90% khối lượng, tuy nhiên, công tác thi công đang gặp khó khăn về nguồn vốn thanh toán, phải tạm dừng…
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định số 586/QĐ-TTg ngày 3/7/2024 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.