Theo UBND TPHCM, việc đổi tên Xa lộ Hà Nội đoạn từ cầu Sài Gòn đến ngã tư Thủ Đức thành đường Võ Nguyên Giáp là nhằm ghi nhận và tri ân công lao to lớn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Đồng thời việc đổi tên trên sẽ hình thành một trục đường xuyên suốt gồm: Xa lộ Hà Nội - Võ Nguyên Giáp - Điện Biên Phủ, tạo nên sự gắn kết giữa sự kiện lịch sử với nhân vật lịch sử.
Lý trình Xa lộ Hà Nội đoạn từ cầu Sài Gòn đến ngã tư Thủ Đức có chiều dài 7,79 km, trong đó, đoạn từ cầu Sài Gòn đến ngã tư Bình Thái có chiều dài 5,9 km, lộ giới 153,5 m; đoạn từ ngã tư Bình Thái đến ngã tư Thủ Đức có chiều dài là 1,89 km, lộ giới 113,5 m.
Trước khi trình HĐND Thành phố thông qua việc đổi tên, UBND TP. Thủ Đức đã tổ chức lấy ý kiến người dân, các tổ chức, đoàn thể về việc đổi tên đường.
Cụ thể, UBND 8 phường trên đoạn đường Xa lộ Hà Nội (dự kiến đổi tên thành đường Võ Nguyên Giáp) đã tổ chức lấy ý kiến người dân. Qua đó, có 467/510 ý kiến đồng ý; 39 ý kiến không đồng ý và 4 phiếu không có ý kiến, đạt tỷ lệ 91,57% đồng ý.
Ngoài ra, khi được lấy ý kiến, Hội Khoa học Lịch sử, Hội Di sản Văn hóa TP cũng đồng ý tán thành đề xuất đặt tên đường Võ Nguyên Giáp cho đoạn đường Xa lộ Hà Nội, lý trình từ cầu Sài Gòn đến ngã tư Thủ Đức.
Ngày 8/3/2023, Hội đồng tư vấn đặt tên, đổi tên đường và công trình công cộng trên địa bàn TP.HCM đã họp cho ý kiến về việc đổi tên đường. Kết quả có 12/12 (100%) thành viên Hội đồng dự họp đồng ý về việc đổi tên đường nêu trên.
Bên cạnh đó, ngày 17/4/2023, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng có Công văn số 1472/BVHTTDL-DSVH thống nhất với việc đổi tên Xa lộ Hà Nội đoạn từ cầu Sài Gòn đến ngã tư Thủ Đức thành đường Võ Nguyên Giáp.
Anh Thơ
Sau 20 năm thành lập và phát triển (2003-2023), với quyết tâm, nỗ lực phấn đấu cùng với tinh thần đổi mới, sáng tạo, quận Long Biên đã vươn lên trở thành trung tâm kinh tế, đô thị văn minh, hiện đại phía Đông Bắc Thủ đô Hà Nội.
Đó là ý kiến của Chuyên gia giao thông - TS. Vũ Hồng Trường trong cuộc trao đổi với Phóng viên báo Điện tử Chính phủ về giải pháp cho vấn đề phát triển giao thông tĩnh tại Hà Nội.
Hiện nay, diện tích đất của thành phố Hà Nội dành cho giao thông tĩnh và các điểm, bãi đỗ xe công cộng mới chỉ đáp ứng khoảng 8%-10% nhu cầu đỗ xe của tổng số phương tiện hiện có. Ngành Giao thông vận tải Hà Nội lý giải có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến khó khăn, hạn chế này.
Chiều 4/7, HĐND TP. Hà Nội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc tán thành chủ trương thành lập quận Đông Anh và 24 phường thuộc quận Đông Anh.
Theo định hướng, thành phố phía Tây trực thuộc Thủ đô Hà Nội là thành phố khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo với hướng hiện đại.
UBND thành phố Hà Nội vừa có tờ trình gửi HĐND thành phố về việc thông qua chủ trương định hướng phát triển không gian và hạ tầng đô thị đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.
UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Quyết định phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu dân cư Thường Thắng 2, huyện Hiệp Hòa (tỷ lệ 1/500), với quy mô khoảng 20,4 ha.
Sau gần 2 năm thi công, đến nay dự án cầu vượt chữ C tại nút giao Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch (quận Đống Đa, Hà Nội) đã bước vào giai đoạn cuối cùng.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ GTVT khẩn trương phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan, địa phương liên quan triển khai dự án đường bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua Hải Phòng và Ninh Bình…
Sáng 25/6, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tuyên bố khởi công Dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 4 – vùng Thủ đô Hà Nội.