Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại lễ khởi công. |
Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội với chiều dài hơn 112 km đi qua Thành phố Hà Nội và 2 tỉnh, Hưng Yên, Bắc Ninh với tổng mức đầu tư hơn 85.000 tỷ đồng theo hình thức đầu tư công kết hợp với PPP. Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp) - An Hữu (tỉnh Tiền Giang) với chiều dài hơn 27 km có tổng mức đầu tư gần 6.000 tỷ đồng theo hình thức đầu tư công.
Với tổng chiều dài của 2 tuyến đường khoảng 140 km; tổng vốn đầu tư của 2 Dự án hơn 91.000 tỷ đồng, được đồng loạt tổ chức khởi công ngày hôm nay. Đây là những Dự án trọng điểm luôn nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự đồng hành của các địa phương và sự ủng hộ của Nhân dân; trong đó, đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội là Dự án trọng điểm quốc gia được Bộ Chính trị đồng ý chủ trương, Quốc hội phê chuẩn.
Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội là Dự án quan trọng quốc gia đầu tiên triển khai thực hiện theo quy định của Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư, đồng thời là dự án có tính chất liên vùng đầu tiên triển khai thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TƯ ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 30-NQ/TƯ ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Trước đó, ngày 16/6/2022, Quốc hội khóa XV đã bấm nút thông qua Nghị quyết số 56/2022/QH15 về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, với số phiếu đồng thuận gần như tuyệt đối (474/475 ĐB có mặt đồng ý).
Ngay sau khi Quốc hội thông qua, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự tham gia, phối hợp, giúp đỡ của các bộ, ngành trung ương, thành phố Hà Nội và hai tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên đã bắt tay ngay vào triển khai thực hiện.
Báo cáo quá trình triển khai thực hiện Dự án, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, Phó Trưởng ban Chỉ đạo thực hiện Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, Trưởng ban Chỉ đạo thực hiện Dự án đường Vành đai 4 tại thành phố Hà Nội cho biết, ngay sau khi dự án được phê duyệt chủ trương đầu tư, thành phố Hà Nội cùng các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh đã tập trung quyết liệt triển khai thực hiện nhiệm vụ với nhiều giải pháp sáng tạo, linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tiễn tại các địa phương.
Thành phố Hà Nội đã chủ động báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và chủ trì làm việc với các địa phương để thành lập ngay Ban Chỉ đạo thực hiện Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội. Trong đó, đồng chí Bí thư Thành ủy Hà Nội làm Trưởng ban, các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên, Bắc Ninh và đồng chí Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội làm Phó Trưởng ban Chỉ đạo; đại diện lãnh đạo các Bộ: Giao thông Vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường tham gia Ban Chỉ đạo.
Đồng thời, 3 tỉnh, thành phố đã thành lập Ban Chỉ đạo riêng để thực hiện nhiệm vụ trên địa bàn. UBND thành phố Hà Nội đã phối hợp với UBND các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh ban hành kế hoạch tổng thể tổ chức thực hiện dự án, khớp nối các nhiệm vụ và tiến độ từng hạng mục công việc, bảo đảm tính liên kết, đồng bộ trong quá trình triển khai, làm cơ sở thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện nhiệm vụ.
Với quyết tâm và sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cả hệ thống chính trị các cấp, sự đồng lòng, ủng hộ của nhân dân các địa phương, đến nay, sau 1 năm 9 ngày, dự án đã bảo đảm toàn bộ các điều kiện để khởi công, đáp ứng đúng tiến độ đề ra (trước ngày 30-6-2023). Đặc biệt, công tác giải phóng mặt bằng toàn tuyến đã hoàn thành trên 80%, trong đó thành phố Hà Nội đạt trên 84% (cao hơn mức kế hoạch đề ra là 70%)”.
Theo kế hoạch, gói thầu này sẽ được chia thành 2 giai đoạn.
Quốc hội thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án đường giao thông từ Quốc lộ 27C đến đường tỉnh ĐT.656 tỉnh Khánh Hòa - kết nối với tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Ninh Thuận.
Ông Nguyễn Quốc Hiển thông tin thêm, căn cứ tình hình thực tế, định hướng đến năm 2030, hệ thống đường sắt đô thị của TPHCM sẽ đạt được 56,43 km với số vốn đầu tư khoảng 8,85 tỷ USD.
Giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, Bộ GTVT đã cân đối khoảng 2.772 tỷ đồng để đầu tư các dự án: cải tạo, nâng cấp QL.3B đoạn Xuất Hóa – cửa khẩu Pò Mã với chiều dài 50km (đã hoàn thành năm 2023) và 2.017 tỷ đồng đầu tư tuyến cao tốc Chợ Mới - Bắc Kạn (đang chuẩn bị đầu tư).
Để phục vụ thi công dự án Hệ thống xử lý nước thải Yên Xá, nhà thầu đã triển khai lắp dựng hệ thống rào chắn có kích thước 6,5x59 m (diện tích khoảng 383 m2) trên đường Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân, Hà Nội).
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai chỉ đạo quyết liệt trong quá trình triển khai công tác giải phóng mặt bằng; bàn giao trong tháng 6 đối với diện tích cho các tuyến đường thi công và diện tích đất cho giai đoạn 2 (khoảng 300ha).
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 thì đến năm 2030, cả nước sẽ có 30 cảng hàng không (sân bay)…
Cầu Vĩnh Tuy 2 dài 3,5km bắc qua sông Hồng, với tổng mức đầu tư hơn 2.500 tỷ đồng, là một trong những công trình trọng điểm của TP Hà Nội.
Dự án có quy mô lớn và phức tạp, được áp dụng công nghệ và tiêu chuẩn mới của nước ngoài.
Sáng 30/5, nhịp hợp long cuối cùng của Dự án đầu tư xây dựng cầu Vĩnh Tuy - Giai đoạn 2 đã hoàn tất. Cây cầu chính đã an toàn vượt dòng chủ, nối liền hai bờ sông Hồng sau gần 30 tháng thi công không nghỉ.