Dự án đầu tư xây dựng cầu Vĩnh Tuy - Giai đoạn 2 là một trong những công trình giao thông trọng điểm của thành phố Hà Nội, giai đoạn 2021 - 2025, thuộc danh mục công trình được tập trung chỉ đạo theo Chương trình số 03 -CTr/TU, ngày 17/3/2023, của Thành ủy Hà Nội.
Do tính chất đặc biệt quan trọng của đường Vành đai 2 đối với mạng lưới giao thông vận tải của Thủ đô, Thành phố đã quyết tâm tập trung đầu tư cầu Vĩnh Tuy - Giai đoạn 2 để khép kín đường Vành đai 2 theo quy hoạch, tránh việc hình thành nút thắt trên cầu Vĩnh Tuy sau khi hoàn thành đoạn tuyến Vành đai 2 từ Ngã Tư Sở - cầu Vĩnh Tuy.
Dự án khởi công ngày 9/1/2021; trong thời gian thực hiện có những lúc bị ảnh hưởng rất lớn bởi đại dịch Covid-19 cũng như khó khăn phức tạp khi thi công trong điều kiện đô thị đông đúc.
“Tuy nhiên, dưới sự quan tâm, chỉ đạo sát sao, tạo điều kiện tối đa của Thành uỷ, HĐND, UBND Thành phố, cùng nỗ lực quyết tâm của Ban Quản lý dự án và các nhà thầu thi công, cầu Vĩnh Tuy - Giai đoạn 2 đã đảm bảo tiến độ. Cầu chính vượt dòng chủ dài 955m đã được hợp long toàn tuyến chất lượng, an toàn”, ông Nguyễn Chí Cường nói.
Sau khi hợp long, các nhà thầu sẽ khẩn trương thi công hoàn thiện những hạng mục còn lại, cam kết hoàn thành mục tiêu thông xe, khánh thành Dự án đúng tiến độ nhằm chào mừng 78 năm Quốc khánh nước Cộng hoà XHCN Việt Nam (2/9/2023) và kỷ niệm 69 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/2023.)
Dự án đầu tư xây dựng cầu Vĩnh Tuy - Giai đoạn 2 với tổng mức đầu tư 2.538 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Thành phố sẽ hoàn thành, thông xe trước ngày 2/9/2023 tới đây. |
Phát biểu tại Lễ hợp long, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn nhận định, khi công trình cầu Vĩnh Tuy - Giai đoạn 2 đưa vào sử dụng, áp lực giao thông sẽ đổ dồn về nút Ngã Tư Sở.
Để hoàn thiện tuyến đường Vành đai 2 theo quy hoạch, khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông tại vị trí nút giao Ngã Tư Sở, tạo sự thông suốt và thuận lợi cho người dân, phương tiện khi lưu thông, giảm chi phí và thời gian chờ đợi do ùn tắc giao thông; đồng thời, góp phần từng bước giải quyết những vấn đề cấp bách về giao thông đô thị và hình thành hạ tầng giao thông khung của Thành phố, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn yêu cầu Sở GTVT, Sở KH&ĐT chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Thành phố và các đơn vị liên quan lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư đối với hai dự án: thiết kế cầu vượt liên thông các hướng qua nút giao Ngã Tư Sở - Nguyễn Trãi; và mở rộng đường Vành đai 2, đoạn Ngã Tư Sở - Cầu Giấy, theo quy hoạch.
UBND tỉnh Hải Dương xem xét, thảo luận về 4 dự án giao thông vốn đầu tư công có quy mô lớn tại phiên họp thường kỳ tháng 5.
Dự án có diện tích đất gần 30 ha, thời hạn hoạt động là 50 năm kể từ ngày nhà đầu tư được quyết định giao đất, cho thuê đất.
Theo kế hoạch dự án sẽ đi qua địa phận bốn địa phương gồm An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang và Sóc Trăng với tổng chiều dài 188 km.
UBND tỉnh Bình Dương vừa họp nóng với các sở, ngành về việc ban hành đơn giá bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án vành đai 3 TP.HCM qua địa bàn tỉnh.
Ngoài việc sở hữu sân golf 155,2ha, dự án khu du lịch biển sẽ có thêm tòa tháp cao 108 tầng.
UBND TP Hải Phòng cho biết, dự án sẽ là nơi có khả năng tiếp nhận các tàu container tải trọng đến 150.000DWT đi các tuyến biển xa trực tiếp đến Châu Âu, Châu Mỹ.
Ngoài ra, Thủ tướng cũng yêu cầu các Bộ ban ngành cần đẩy nhanh công tác triển khai các dự án giao thông trọng điểm khác trên cả nước.
Theo UBND TP. HCM, quy hoạch này sẽ dựa trên đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu trung tâm hiện hữu TP. HCM.
UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Quyết định phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu đô thị số 3 thị trấn Nham Biền, huyện Yên Dũng (tỷ lệ 1/500).
Hà Nội sẽ khởi công dự án Vành đai 4-Vùng Thủ đô tại 4 vị trí.