Sáng 15/6, thông tin tới báo chí, ông Nguyễn Quốc Hiển, Phó Trưởng Ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM cho biết, tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) đang triển khai thi công khối lượng còn lại (kiến trúc, lắp đặt thiết bị hệ thống, cầu bộ hành, tòa nhà văn phòng Công ty O&M, gói thầu hệ thống công nghệ thông tin cho văn phòng Công ty O&M-CP4, đấu chọn thầu đánh giá chứng nhận an toàn hệ thống).
Tổng khối lượng thực hiện toàn dự án đến nay đạt 95,25% với tổng số giờ lao động an toàn đạt hơn 56 triệu giờ.
Dự kiến, dự án sẽ vận hành thử toàn tuyến vào ngày 2/9/2023 và sẽ khai thác thử toàn tuyến vào tháng 12/2023.
Cũng theo ông Hiển, đối với tuyến metro số 2 (Bến Thành-Tham Lương), tỉ lệ bàn giao mặt bằng đến nay đạt 86,35% (506/586) trường hợp.
Công tác di dời hạ tầng kỹ thuật (điện, cấp nước, thoát nước, viễn thông, biển báo, cây xanh…) để chuẩn bị mặt bằng sạch cho các nhà thầy xây lắp chính được khẩn trương triển khai. Dự kiến khởi công di dời công trình điện vào cuối tháng 6/2023 và lần lượt khởi công di dời các công trình còn lại trong quý III năm 2023.
Dự án metro số 2 có tổng chiều dài 11,042 km (trong đó đoạn tuyến đi ngầm dài khoảng 9,091km; đoạn tuyến đi trên cao, chuyển tiếp và đường dẫn depot dài khoảng 1,951 km); điểm đầu tại ga Bến Thành (Quận 1), điểm cuối tại depot Tham Lương (Quận 12).
Dự án có tổng vốn đầu tư là 47.890,84 tỷ đồng; dự kiến hoàn thành và đưa vào vận hành vào năm 2030.
Ông Hiển thông tin thêm, căn cứ tình hình thực tế, định hướng đến năm 2030, hệ thống đường sắt đô thị của TPHCM sẽ đạt được 56,43 km với số vốn đầu tư khoảng 8,85 tỷ USD.
Theo đó, ngoài 2 tuyến metro số 1,2, Ban Quản lý đường sắt đô thị cùng JICA đang tích cực nỗ lực để thảo luận xác định phương án tài chính cũng như cập nhật tổng mức đầu tư dự án metro số 3a (giai đoạn 1) (Bến Thành-Khu Y tế kỹ thuật cao).
Ngoài ra, Ban Quản lý đang xúc tiến tuyến metro số 4 (Thạnh Xuân – Khu đô thị Hiệp Phước); hoàn thiện, trình phê duyệt dự toán tuyến metro số 5 (giai đoạn 1) (Ngã tư Bảy Hiền – cầu Sài Gòn).
Bên cạnh nguồn vốn ODA truyền thống từ các nhà tài trợ như JICA, ADB, KfW, EIB, Ban Quản lý đang chủ động nghiên cứu về phát triển đường sắt đô thị theo mô hình TOD (mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng).
Vũ Phong
Giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, Bộ GTVT đã cân đối khoảng 2.772 tỷ đồng để đầu tư các dự án: cải tạo, nâng cấp QL.3B đoạn Xuất Hóa – cửa khẩu Pò Mã với chiều dài 50km (đã hoàn thành năm 2023) và 2.017 tỷ đồng đầu tư tuyến cao tốc Chợ Mới - Bắc Kạn (đang chuẩn bị đầu tư).
Để phục vụ thi công dự án Hệ thống xử lý nước thải Yên Xá, nhà thầu đã triển khai lắp dựng hệ thống rào chắn có kích thước 6,5x59 m (diện tích khoảng 383 m2) trên đường Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân, Hà Nội).
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai chỉ đạo quyết liệt trong quá trình triển khai công tác giải phóng mặt bằng; bàn giao trong tháng 6 đối với diện tích cho các tuyến đường thi công và diện tích đất cho giai đoạn 2 (khoảng 300ha).
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 thì đến năm 2030, cả nước sẽ có 30 cảng hàng không (sân bay)…
Cầu Vĩnh Tuy 2 dài 3,5km bắc qua sông Hồng, với tổng mức đầu tư hơn 2.500 tỷ đồng, là một trong những công trình trọng điểm của TP Hà Nội.
Dự án có quy mô lớn và phức tạp, được áp dụng công nghệ và tiêu chuẩn mới của nước ngoài.
Sáng 30/5, nhịp hợp long cuối cùng của Dự án đầu tư xây dựng cầu Vĩnh Tuy - Giai đoạn 2 đã hoàn tất. Cây cầu chính đã an toàn vượt dòng chủ, nối liền hai bờ sông Hồng sau gần 30 tháng thi công không nghỉ.
UBND tỉnh Hải Dương xem xét, thảo luận về 4 dự án giao thông vốn đầu tư công có quy mô lớn tại phiên họp thường kỳ tháng 5.
Dự án có diện tích đất gần 30 ha, thời hạn hoạt động là 50 năm kể từ ngày nhà đầu tư được quyết định giao đất, cho thuê đất.
Theo kế hoạch dự án sẽ đi qua địa phận bốn địa phương gồm An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang và Sóc Trăng với tổng chiều dài 188 km.