Ảnh minh họa. |
Theo công văn 4764/VPCP-CN ngày 28/6/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa có ý kiến về phương án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua Hải Phòng và Ninh Bình.
Cụ thể, Phó Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải thực hiện chức năng cơ quan chủ quản dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua thành phố Hải Phòng và đoạn qua tỉnh Ninh Bình; khẩn trương phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan, địa phương liên quan triển khai dự án theo đúng quy định pháp luật.
Trước đó, hồi cuối tháng 5, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đã yêu cầu Bộ GTVT chủ trì, thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các cơ quan, địa phương có liên quan, căn cứ ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, khẩn trương nghiên cứu, đề xuất phương án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua 2 địa phương. Thời hạn báo cáo Thủ tướng Chính phủ là trước 15/6.
Tiếp đó, hôm 2/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định 623/QĐ-TTg về việc thành lập Hội đồng thẩm định liên ngành thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng đoạn qua tỉnh Nam Định và Thái Bình theo phương thức đối tác công tư. Theo Quyết định, Chủ tịch Hội đồng là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Phó Chủ tịch Hội đồng là Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Sau đóm, ngày 14/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã cho ý kiến về đề nghị của Bộ GTVT với phương án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua TP Hải Phòng và đoạn qua tỉnh Ninh Bình.
Theo đó, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương thực hiện Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Văn bản số 2295 năm 2023, đồng thời chủ trì, phối hợp với Bộ GTVT và các cơ quan, địa phương liên quan hoàn thiện hồ sơ, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách tháo gỡ vướng mắc quy định tại một số Luật liên quan tới đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ.
Trong đó, có phương án đầu tư tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng đoạn qua TP Hải Phòng và đoạn qua tỉnh Ninh Bình. Nhiệm vụ này cần báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội xem xét, quyết định.
Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1454 nêu rõ: Tuyến đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng (CT.08) có chiều dài khoảng 109 km, thuộc nhóm các tuyến đường bộ cao tốc khu vực phía bắc.
Điểm đầu tuyến tại đường cao tốc Bắc - Nam phía đông, thành phố Ninh Bình, điểm cuối đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, quy mô mặt cắt ngang 4 làn xe, tiến trình đầu tư trước năm 2030.
Theo kế hoạch, cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng được chia thành 3 đoạn tuyến theo hình thức đầu tư: Đoạn 1 tách qua tỉnh Ninh Bình thành dự án độc lập do UBND tỉnh Ninh Bình là cơ quan chủ quản triển khai theo hình thức đầu tư công; UBND tỉnh Thái Bình làm cơ quan nhà nước có thẩm quyền triển khai dự án cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng đoạn 2 - qua hai tỉnh Nam Định và Thái Bình theo phương thức PPP. Đối với đoạn còn lại, từ trước năm 2023, TP.Hải Phòng đã đầu tư xây dựng 22 km, trong đó, đoạn qua Hải Phòng dài 13 km, Thái Bình 9 km. Còn 7 km đoạn qua địa phận TP.Hải Phòng chưa được nghiên cứu đầu tư.
Sáng 25/6, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tuyên bố khởi công Dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 4 – vùng Thủ đô Hà Nội.
Theo kế hoạch, gói thầu này sẽ được chia thành 2 giai đoạn.
Quốc hội thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án đường giao thông từ Quốc lộ 27C đến đường tỉnh ĐT.656 tỉnh Khánh Hòa - kết nối với tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Ninh Thuận.
Ông Nguyễn Quốc Hiển thông tin thêm, căn cứ tình hình thực tế, định hướng đến năm 2030, hệ thống đường sắt đô thị của TPHCM sẽ đạt được 56,43 km với số vốn đầu tư khoảng 8,85 tỷ USD.
Giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, Bộ GTVT đã cân đối khoảng 2.772 tỷ đồng để đầu tư các dự án: cải tạo, nâng cấp QL.3B đoạn Xuất Hóa – cửa khẩu Pò Mã với chiều dài 50km (đã hoàn thành năm 2023) và 2.017 tỷ đồng đầu tư tuyến cao tốc Chợ Mới - Bắc Kạn (đang chuẩn bị đầu tư).
Để phục vụ thi công dự án Hệ thống xử lý nước thải Yên Xá, nhà thầu đã triển khai lắp dựng hệ thống rào chắn có kích thước 6,5x59 m (diện tích khoảng 383 m2) trên đường Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân, Hà Nội).
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai chỉ đạo quyết liệt trong quá trình triển khai công tác giải phóng mặt bằng; bàn giao trong tháng 6 đối với diện tích cho các tuyến đường thi công và diện tích đất cho giai đoạn 2 (khoảng 300ha).
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 thì đến năm 2030, cả nước sẽ có 30 cảng hàng không (sân bay)…
Cầu Vĩnh Tuy 2 dài 3,5km bắc qua sông Hồng, với tổng mức đầu tư hơn 2.500 tỷ đồng, là một trong những công trình trọng điểm của TP Hà Nội.
Dự án có quy mô lớn và phức tạp, được áp dụng công nghệ và tiêu chuẩn mới của nước ngoài.