UBND huyện Gia Lâm vừa trình đề án lên quận gửi tới thành phố Hà Nội.
Theo đề án, trên cơ sở 22 đơn vị hành chính (2 thị trấn và 20 xã) hiện nay, quận Gia Lâm sau khi thành lập sẽ có 16 phường. Một số xã bị sáp nhập do không đạt tiêu chí diện tích tự nhiên (5,5km2 trở lên) và dân số (15.000 người trở lên) để thành lập phường theo quy định.
Vậy thị trường bất động sản Gia Lâm có những tiềm năng gì?
Mảnh đất màu mỡ tại phía Đông Hà Nội
Khi khu vực trung tâm thủ đô ngày càng đông đúc, các quận huyện nội thành như Gia Lâm, Đan Phượng, Đông Anh… ngày càng được các nhà tư để mắt tới. Trong đó, Gia Lâm được xem là mảnh đất màu mỡ tại phía Đông Hà Nội – nơi sở hữu nhiều lợi thế để bứt tốc.
Gia Lâm có diện tích tương đối rộng, quỹ đất lớn, có sự thay đổi tích cực về dân số, hệ thống giao thông và hạ tầng xã hội. Khu vực này đang được đầu tư phát triển bài bản, đồng bộ.
Là đơn vị đi sau,Gia Lâm có điều kiện thuận lợi để xây dựng trở thành đô thị xanh, thông minh, hiện đại. Đặc biệt là khi thành phố Hà Nội ra quyết định quy hoạch Gia Lâm lên quận vào năm 2023, vốn đầu tư rót về đây lại càng lớn hơn nữa.
Quận Gia Lâm tương lai vốn đã giữ vị trí chiến lược khi gần kề với 2 tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh – 2 khu vực được xem là “thủ phủ” khu công nghiệp miền Bắc với nguồn cầu khổng lồ về hạ tầng nhà ở.Không những vậy, Gia Lâm còn là cửa ngõ nối Thủ đô với tam giác kinh tế Đông Bắc gồm: Hải Dương – Hải Phòng – Quảng Ninh. Đây là điểm đến của chiến lược di cư “hướng đông” nhằm giải quyết bài toán quá tải hạ tầng trong nội đô.
Trước khi Gia Lâm lên quận, hàng loạt công trình hạ tầng giao thông cũng đã bắt đầu được triển khai. Tiêu biểu là nút giao kết nối trực tiếp tuyến đường Cổ Linh với cao tốc Hà Nội – Hải Phòng đã khánh thành, cầu Vĩnh Tuy 2 đang triển khai rầm rộ…
Cùng với đó, Gia Lâm được Hà Nội đồng ý với đề xuất đầu tư ba cầu vượt tại nút giao đường Ngô Xuân Quảng với QL5, nút giao QL5 với đường Đông Dư – Dương Xá, nút giao Yên Viên – Đình Xuyên – Phù Đổng…
Thông tin huyện Gia Lâm lên quận trong năm nay đã kèm theo sự xuất hiện của những công trình giao thông nghìn tỷ đã đưa nơi đây trở thành tâm điểm thu hút đầu tư. Đặc biệt là từ khi có sự xuất hiện của đại đô thị Vinhomes 420 ha từ năm 2018, bất động sản Gia Lâm đã bắt nhận được sự chú ý, giá đất tăng vọt và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Giá nhà tại Gia Lâm tăng mạnh
Dẫu thị trường đi xuống, khu vực này vẫn có tín hiệu tốt vì bản chất Long Biên, Gia Lâm có hạ tầng chất lượng và nhiều khu đô thị lớn. Nơi đây hội tụ đủ những yếu tố mà nhà đầu tư và người mua nhà đang rất cần.
Hiện nay huyện Gia Lâm còn tiềm năng phát triển nhiều hơn cả quận Long Biên vì đây là nơi tọa lạc của nhiều đô thị lớn, trong đó nổi bật là Vinhomes Ocean Park.
Nhìn về mặt quy hoạch, huyện Gia Lâm có mật độ xây dựng với khoảng không gian xanh cũng nhiều hơn các quận khác. Ngoài ra, khu vực này còn có hai con sông bao quanh và hệ thống giao thông có sự kết nối giữa các tuyến đường lớn. Vì vậy, tiềm năng phát triển tại huyện Gia Lâm là rất cao.
Hiện hạ tầng tại cả quận Long Biên và huyện Gia Lâm đều được hưởng lợi trực tiếp từ hàng loạt chung cư, khu đô thị nằm tại phía đông Hà Nội. Nhiều chủ đầu tư lớn như Vingroup, Ecopark, BRG Group, Eurowindow, Sunshine Group... đều đã rót hàng nghìn tỷ đồng để xây dựng nhiều dự án tại đây.
Dự án Vinhomes Ocean Park tại Gia Lâm
Bên cạnh đó, theo ghi nhận, lượng giao dịch không sôi động như mọi năm. Đây cũng là tình trạng chung của thị trường từ quý 2/2023 tới nay. Tuy vậy, thời gian gần đây, các giao dịch đã bắt đầu trở lại.
Các khu vực gần trung tâm như Đặng Xá, Kiêu Kỵ, Đa Tốn, Đông Dư, giá nhà đất gần như vẫn giữ nguyên, không hề thay đổi. Nhiều người còn kỳ vọng việc Gia Lâm có thể sẽ lên quận trong năm nay khiến bất động sản tại đây khá giữ giá.
Trong số những khu vực kể trên, giá nhà đất tại Đông Dư là cao nhất. Giá đất tại đây khoảng 60 triệu đồng/m2. Còn giá nhà dao động xung quanh 85 triệu đồng/m2.
Quốc Chiến
Theo yêu cầu của Thủ tướng, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố phải tập trung chỉ đạo công tác định giá đất, quyết định giá đất theo thẩm quyền, không lòng vòng, không gây phiền hà, chậm trễ, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện dự án đầu tư.
Trong quý 2, thị trường văn phòng và thị trường bán lẻ tại Hà Nội vẫn giữ được mức ổn định. Đánh giá cho thấy, giá chào trung bình tại tầng trệt tương đối ổn định...
Trong 6 tháng đầu năm, Chính phủ, các bộ, ngành, chính quyền địa phương đã nỗ lực vào cuộc “gỡ khó” cho thị trường bất động sản. Các chính sách được đánh giá đã và đang tạo ra tâm lý tích cực hơn cho thị trường. Bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc Cấp cao Bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn, Savills Hà Nội chia sẻ một số nhận định về diễn biến thị trường 6 tháng cuối năm.
Giá chung cư tại các địa phương giảm từ 2÷6% so với kỳ trước, nhà ở riêng lẻ giảm từ 6÷10% so với kỳ trước, đất nền tại các dự án giảm khoảng từ 8÷11%.
Trong khi thị trường bất động sản tại các tỉnh, đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM đang rơi vào tình cảnh trầm lắng, thiếu khách mua thì tại Khánh Hòa, giao dịch mua bán dự án, đất nền, chung cư… đang sôi sục.
Trong vài năm trở lại đây, bất động sản công nghiệp và logistics ngày càng nhận được nhiều sự chú ý của các nhà đầu tư với ghi nhận dòng vốn đầu tư vào mức kỷ lục.
Kể từ giữa năm 2023, trên phần lớn các phương tiện truyền thông là các mẩu tin về thị trường bất động sản nhà ở giảm thanh khoản, với những tác động của siết tín dụng, trái phiếu, lãi suất. Ngoài biến động của kinh tế thế giới, TP HCM còn đối mặt với những tin tiêu cực của các "đại án" trong thị trường bất động sản.
Quý 2/2023, ghi nhận nguồn cung mở bán mới căn hộ thấp nhất kể từ năm 2019, đạt khoảng 970 căn, giảm 41% so với quý trước và giảm 90% so với cùng kỳ.
Theo thống kê, vàng và chứng khoán ghi nhận mức tăng giá lần lượt là 90% và 96% sau 9 năm. Tuy nhiên, tính đến quý 2/2023, lợi nhuận đầu tư chung cư đã tăng 97% so với đầu năm 2015.
54 lô đất ở huyện Hiệp Hòa và 112 lô đất ở huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) sẽ được tổ chức đấu giá trong tháng 7 tới đây. Giá khởi điểm thấp nhất khoảng 330 triệu đồng/lô.