UBND huyện Gia Lâm vừa có tờ trình gửi UBND TP.Hà Nội về đề án thành lập quận Gia Lâm.
Trong tờ trình gửi UBND TP Hà Nội, UBND huyện Gia Lâm cho biết, đã đạt các tiêu chí để thành lập quận và phường. Huyện Gia Lâm có diện tích 116 km2, dân số 310.000 người. Huyện đề xuất giữ nguyên trụ sở làm việc của các cơ quan, đoàn thể hiện có.
Trên cơ sở 22 đơn vị hành chính (2 thị trấn và 20 xã) hiện nay, quận Gia Lâm sau khi thành lập sẽ có 16 phường. Một số xã bị sáp nhập do không đạt tiêu chí diện tích tự nhiên (5,5km2 trở lên) và dân số (15.000 người trở lên) để thành lập phường theo quy định.
Huyện Gia Lâm đề xuất nhập thị trấn Yên Viên với xã Yên Viên, lấy tên phường Yên Viên. Xã Kim Lan nhập với Văn Đức, ghép âm tiết tên hai xã thành tên phường mới Kim Đức.
Ảnh minh hoạ.
Xã Đình Xuyên nhập với Dương Hà, lấy tên phường Thiên Đức theo tên dòng sông chảy qua hai xã. Xã Phù Đổng nhập với Trung Màu, lấy tên phường Phù Đổng vì gắn với truyền thuyết Thánh Gióng. Lễ hội Gióng xã Phù Đổng đã được UNESCO công nhận di sản văn hóa phi vật thể nhân loại.
Xã Kim Sơn nhập với Phú Thị, ghép âm tiết tên hai xã thành tên phường mới Phú Sơn. Xã Đông Dư nhập với Bát Tràng, lấy tên phường Bát Tràng vì tên gọi đã có trong sử sách và thương hiệu gốm nổi tiếng.
Sau khi sáp nhập, quận Gia Lâm còn 16 phường gồm: Trâu Quỳ, Đa Tốn, Kiêu Kỵ, Ninh Hiệp, Yên Thường, Cổ Bi, Đặng Xá, Dương Xá, Dương Quang, Lệ Chi, Yên Viên, Phù Đổng, Thiên Đức, Phú Sơn, Bát Tràng, Kim Đức.
UBND huyện Gia Lâm cho rằng, việc thành lập quận và các phường sẽ giúp hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư đồng bộ, nhất là các công trình hạ tầng đô thị, giao thông, y tế, giáo dục và các thiết chế văn hóa.
Trước đó, HĐND TP. Hà Nội đã thông qua đề án thành lập quận Đông Anh với 24 phường.
Theo kế hoạch, trong giai đoạn từ nay đến năm 2025, Hà Nội xây dựng kế hoạch thành lập các quận Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Đan Phượng, Thanh Trì.
Hiện tại Hà Nội có 30 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 12 quận, 17 huyện và 1 thị xã. Trong đó, 12 quận gồm: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Hà Đông, Hoàng Mai, Long Biên, Tây Hồ và Thanh Xuân.
M.Quân
Giá bán lẻ điện được quy định chi tiết cho từng nhóm khách hàng sử dụng điện, bao gồm: sản xuất, kinh doanh, hành chính sự nghiệp, sinh hoạt, trạm/trụ sạc xe điện và cơ sở lưu trú du lịch quy định tại Điều 48 Luật Du lịch năm 2017.
UBND cấp huyện được quyết định thành lập Hội đồng thẩm định giá đất cụ thể và quyết định giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất đối với trường hợp khu đất đấu giá có giá trị từ 30 tỷ đồng trở lên.
Bộ Công an khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác với hoạt động “Sở hữu kỳ nghỉ du lịch”, tìm hiểu kỹ về tư cách pháp lý và khả năng cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp trước khi mua gói dịch vụ “Sở hữu kỳ nghỉ du lịch”...
Đối tượng áp dụng bao gồm: Cơ quan đăng ký cư trú trên địa bàn thành phố Hà Nội; Công dân Việt Nam đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ trên địa bàn thành phố….
HĐND thành phố Hà Nội ngày 4/7 đã biểu quyết thông qua Nghị quyết điều chỉnh, bổ sung Danh mục thu hồi đất năm 2023; điều chỉnh giảm Danh mục các dự án chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa năm 2023, trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Mức lãi suất cho vay nhà hiện đang cao hơn so với đa số các lĩnh vực khác của nền kinh tế.
Theo quy hoạch, khu đô thị sân golf mới sẽ nằm tại xã Đồng Sơn và xã Tiền Phong.
Theo quy hoạch được phê duyệt, khu đô thị nằm tại địa bàn các xã Bình Hải; Bình Châu; Bình Trị; Bình Phước; Bình Hòa; Bình Thanh; Bình Tân Phú thuộc huyện Bình Sơn.
Đến nay, thành phố Hà Nội đã tiến hành rà soát đối với 712 dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất nhưng chậm triển khai trên địa bàn và sẽ xử lý xong trong năm nay.
Tại Kỳ họp HĐND Thành phố Hà Nội vào tuần tới, HĐND Thành phố sẽ xem xét, quyết định về quy định diện tích nhà ở tối thiểu để đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ trên địa bàn thành phố Hà Nội…