Thông tin trên được Savills Việt Nam cho biết tại Báo cáo Tổng quan Thị trường Bất động sản Hà Nội quý 2/2023.
Tại báo cáo trên, đơn vị nghiên cứu thị trường này cho biết, trong quý 2 vừa qua, nguồn cung căn hộ mới ở Thủ đô tăng 76% theo quý và 125% theo năm lên 3.596 căn hộ.
Nguồn cung sơ cấp gồm 20.412 căn hộ tăng 5% theo quý và 14% theo năm. Hạng B chiếm 91% thị phần.
Gia Lâm và Đông Anh chiếm 29% nguồn cung sơ cấp thành phố Hà Nội và 34% số lượng giao dịch. Tuy vậy, hoạt động của thị trường tiếp tục trầm lắng khi trong quý chỉ có 2.500 giao dịch, giảm -6% theo quý. Tỷ lệ hấp thụ trung bình của các dự án mới mở bán là 28%.
Dự kiến, 6 tháng cuối năm 2023 sẽ có 9 dự án mới và giai đoạn tiếp theo của 2 dự án mở bán 7.000 căn hộ. Các quận Hà Đông, Nam Từ Liêm và Hoàng Mai sẽ có tổng cộng 73% thị phần.
“Nguồn cầu nhà ở dài hạn vẫn duy trì ở mức cao do tỷ lệ di cư thuần dương, tăng trưởng dân số và và tỷ lệ đô thị hóa cao. Từ năm 2023 - 2025, thành phố sẽ có thêm 157.000 hộ gia đình. Tuy nhiên, nguồn cung tương lai gồm 59.000 căn hộ (các hạng), 9.000 nhà ở thấp tầng và 18.700 căn nhà ở xã hội dự kiến mở bán; do đó, tồn tại sự thiếu hụt 70.300 nhà ở”, báo cáo nêu.
Ảnh minh họa.
Giá sơ cấp tăng 18 quý liên tiếp
Đề cập đến giá, báo cáo cho biết, giá bán sơ cấp trung bình đạt 53 triệu VNĐ/m2, tăng 1% theo quý và 17% theo năm. Giá thứ cấp trung bình các dự án gần nhà ga đường sắt đô thị tuyến số 2A tăng 22% theo năm, cao hơn mức tăng 13% theo năm của toàn thị trường.
“Giá sơ cấp đã tăng trong 18 quý liên tiếp và cao hơn 73% so với quý 1/2019. Nguyên nhân là do giá đất và chi phí xây dựng tăng, phát triển cơ sở hạ tầng và nâng cao chất lượng”, báo cáo cho biết.
Liên quan đến việc tăng giá của phân khúc chung cư, trước đó, báo cáo của Batdongsan.com.vn cho biết, kể từ năm 2015 đến nay, bức tranh đầu tư bất động sản, chứng khoán, vàng, ngoại tệ, tiền gửi tiết kiệm có những mảng màu khác nhau; trong đó, thị trường chứng khoán chứng kiến nhiều biến động thăng trầm nhất. Mặc dù vậy, chỉ số VNIndex tính đến quý 2/2023 vẫn tăng 96% so với đầu năm 2015.
Đáng chú ý, trong khi lợi nhuận từ đầu tư ngoại tệ sau gần 9 năm chỉ tăng 11% thì từ tiền gửi tiết kiệm vẫn tăng đều, đến quý 2/2023 đã đạt mức tăng 41% so với đầu năm 2015. Theo thống kê của Batdongsan.com.vn, vàng và đất nền ghi nhận mức tăng giá lần lượt là 90% và đến 69% sau 9 năm.
Tuy nhiên, vượt lên trên tất cả các loại hình đầu tư kể trên, chung cư ghi nhận tốc độ tăng tỉ suất lợi nhuận (tốc độ tăng giá cộng lợi suất cho thuê) nhanh và ổn định trong 9 năm qua. Dữ liệu cung cấp bởi Batdongsan.com.vn cho thấy, tính đến quý 2/2023, lợi nhuận đầu tư chung cư đã tăng 97% so với đầu năm 2015.
Báo cáo Xu hướng thị trường chung cư trung cấp - cao cấp Hà Nội năm 2023, triển vọng 2023 – 2025 cho biết, dự kiến trong năm 2023, nguồn cung sơ cấp thị trường Hà Nội tương đương giai đoạn 2020 - 2022, đạt xấp xỉ 14.000 - 15.000 căn hộ; trong đó, 80% nguồn cung này chủ yếu đến từ các dự án phía Tây và phía Đông, 50% đến từ các đại đô thị tại 2 khu vực này.
Lượng căn tiêu thụ dự báo vẫn tiếp tục dao động khoảng 10.000 – 12.000 căn, giảm nhẹ so với giai đoạn 2020 - 2022. Tỷ lệ người mua để ở sẽ có xu hướng gia tăng trong năm 2023. Các dự án có tầm giá hợp lý, được đầu tư bởi các chủ đầu tư uy tín, có nhiều tiện ích sống và gần các trục đường lớn sẽ tiếp tục thu hút được người mua nhà ở thực trong năm 2023.
Giá bán chung cư trung và cao cấp sẽ không giảm và có xu hướng tăng nhẹ trong năm 2023. Tốc độ tăng giá sẽ chậm lại so với giai đoạn 2020 - 2022. Nhiều chủ đầu tư sẽ tiếp tục đưa ra nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn, có lợi cho dòng tiền của những người mua nhà ở trong năm 2023.
“Tình hình thị trường yên ắng sẽ tiếp tục cho đến khi lãi suất tiền gửi giảm và thêm nguồn cung mới gia nhập. Chính phủ đang tích cực điều chỉnh chính sách tiền tệ và tài khóa”, bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc Cấp Cao, Bộ Phận Nghiên Cứu và Tư Vấn, Savills Hà Nội nhận định.
Tuấn Minh
Việc xác định đúng vị trí các điểm nghẽn và xử lý theo đúng trình tự vẫn là yếu tố cốt lõi. Bởi lẽ, nếu điểm nghẽn trước chưa thông thì việc thông điểm nghẽn sau về bản chất không giải quyết được vấn đề…
Chuyên gia Savills Việt Nam nhấn mạnh việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất được xem là một khâu quan trọng cho sự phát triển bền vững của ngành bất động sản.
Lý do của tình trạng mất thanh khoản là do sức tài chính sau COVID-19 không đủ để thị trường BĐS hoạt động bình thường. Các nguồn vốn cho đầu tư kể cả tín dụng, cổ phiếu, trái phiếu đều không tạo được hiệu quả khi vốn chủ sở hữu của các doanh đều rất nhỏ bé.
Đây là nhận định được ông Nguyễn Văn Khôi, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam đưa ra tại Hội thảo quốc tế "Tiềm năng phát triển thị trường bất động sản tại Việt Nam".
Thông tin trên được ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT) cho biết sáng nay 13/7.
Những năm trở lại đây, Gia Lâm được coi là một mảnh đất màu mỡ, nhiều tiềm năng trong lĩnh vực bất động sản.
Theo yêu cầu của Thủ tướng, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố phải tập trung chỉ đạo công tác định giá đất, quyết định giá đất theo thẩm quyền, không lòng vòng, không gây phiền hà, chậm trễ, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện dự án đầu tư.
Trong quý 2, thị trường văn phòng và thị trường bán lẻ tại Hà Nội vẫn giữ được mức ổn định. Đánh giá cho thấy, giá chào trung bình tại tầng trệt tương đối ổn định...
Trong 6 tháng đầu năm, Chính phủ, các bộ, ngành, chính quyền địa phương đã nỗ lực vào cuộc “gỡ khó” cho thị trường bất động sản. Các chính sách được đánh giá đã và đang tạo ra tâm lý tích cực hơn cho thị trường. Bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc Cấp cao Bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn, Savills Hà Nội chia sẻ một số nhận định về diễn biến thị trường 6 tháng cuối năm.
Giá chung cư tại các địa phương giảm từ 2÷6% so với kỳ trước, nhà ở riêng lẻ giảm từ 6÷10% so với kỳ trước, đất nền tại các dự án giảm khoảng từ 8÷11%.