Thông tin trên được Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (Vars) nêu trong Báo cáo Thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm 2023.
Cụ thể, tại báo cáo trên, Vars cho biết, 6 tháng đầu năm 2023, thị trường vẫn duy trì trạng thái “khát” nguồn cung, đặc biệt là nhà ở giá bình dân, phù hợp với khả năng tài chính của phần đông người dân.
Riêng quý 2, nguồn cung ra thị trường đạt khoảng 20.000 sản phẩm. Lượng giao dịch trong quý ghi nhận phục hồi nhẹ, đạt khoảng 3.704 giao dịch (xấp xỉ 18% tổng nguồn cung mở bán mới), tăng hơn 30% so với quý trước nhưng vẫn giảm 40% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các sản phẩm được giao dịch đều có chất lượng xây dựng cao, pháp lý minh bạch với giá thành phù hợp; trong đó, có đến 80% lượng giao dịch là căn hộ chung cư có pháp lý “sạch”, phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín. Phát sinh từ cả các khách hàng mua phục vụ nhu cầu ở thực và cả nhà đầu tư.
Về giá nhà ở thứ cấp, đặc biệt là sản phẩm đất nền trong dân có sự phân hóa theo phân khúc. Dòng sản phẩm phục vụ nhu cầu thực, có giá dưới 2 tỷ đồng/sản phẩm, ghi nhận mức giá tăng khoảng 5-7% so với quý trước, một số khu vực ghi nhận hàng trăm giao dịch thành công.
Ảnh minh họa.
Phân khúc căn hộ chung cư tiếp tục tăng cao với nhu cầu thuê, mua tăng vọt, nhất là ở phân khúc bình dân và trung cấp. Trong khi các sản phẩm cao cấp, đầu tư giá tiếp tục có sự điều chỉnh giảm 20-30% so với đỉnh sốt với tốc độ thanh khoản chậm, đây vẫn là mức giá “cắt lãi" khi mua trực tiếp từ chủ đầu tư của các nhà đầu tư trung, dài hạn.
Đáng chú ý, để kích cầu, trong quý, CĐT duy trì việc áp dụng rộng rãi nhiều chính sách ưu đãi, chiết khấu thanh toán sớm đến 95%, hỗ trợ lãi suất, ân hạn nợ gốc, kéo dài thời gian thanh toán, nhận nhà sớm… nhằm kích cầu thị trường.
Đối với các dự án mở bán mới, hiện không còn các chiến dịch truyền thông rầm rộ, với những sự kiện mở bán hoành tráng. Các sự kiện mở bán thời điểm này đều được tổ chức với quy mô nhỏ, lẻ.
“Lần đầu tiên sau nhiều năm trở lại đây, các CĐT dự án thể hiện rõ thiện chí bán hàng với hàng loạt các chính sách kích cầu hấp dẫn như chiết khấu, khuyến mại, hỗ trợ lãi suất trong thời gian dài, đặc biệt là nhận nhà sớm và kéo dài thời gian thanh toán (điển hình có dự án lên tới 3 năm). Đây là thời điểm “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” cho các khách hàng có sẵn dòng tiền cần mua BĐS có mục đích ở thật và đầu tư trong dài hạn”, báo cáo của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam nhấn mạnh.
Thị trường cần thêm động lực để đảo chiều
“Thị trường BĐS quý 2 diễn ra như dự đoán với những diễn tiến tích cực hơn quý 1 nhưng vẫn cần thêm các động lực mạnh mẽ hơn để có thể tạo sức bật, giúp thị trường sớm đảo chiều”, đại diện Vars nhận xét.
Phân tích kỹ hơn, đại diện Vars cho rằng, hiện nay các cơ chế, chính sách từ Chính phủ đã phát huy tác dụng “động viên”, “khích lệ”, “trấn an tinh thần” cho các chủ thể tham gia thị trường. Tuy nhiên, đã đến lúc cần phải gấp rút chuyển sang giai đoạn tiếp theo. Giai đoạn tác động trực diện.
Hiện nguồn vốn – quỹ đất – chính sách tạo thế kiềng ba chân nhưng không phải là trụ đỡ giúp thị trường vực dậy mà đang như “trụ lưới” bủa vây, khiến thị trường chưa thể thoát ra được.
Do đó, việc xác định đúng vị trí các điểm nghẽn và xử lý theo đúng trình tự vẫn là yếu tố cốt lõi. Bởi lẽ, nếu điểm nghẽn trước chưa thông thì việc thông điểm nghẽn sau về bản chất không giải quyết được vấn đề.
“Khơi thông nguồn cung cho các sản phẩm nhà ở giá bình dân, phù hợp với nhu cầu thiết thực của người dân chính là chìa khóa để mở cánh cửa cho thị trường BĐS thời điểm này”, Vars nhận định.
Tuấn Minh
Chuyên gia Savills Việt Nam nhấn mạnh việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất được xem là một khâu quan trọng cho sự phát triển bền vững của ngành bất động sản.
Lý do của tình trạng mất thanh khoản là do sức tài chính sau COVID-19 không đủ để thị trường BĐS hoạt động bình thường. Các nguồn vốn cho đầu tư kể cả tín dụng, cổ phiếu, trái phiếu đều không tạo được hiệu quả khi vốn chủ sở hữu của các doanh đều rất nhỏ bé.
Đây là nhận định được ông Nguyễn Văn Khôi, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam đưa ra tại Hội thảo quốc tế "Tiềm năng phát triển thị trường bất động sản tại Việt Nam".
Thông tin trên được ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT) cho biết sáng nay 13/7.
Những năm trở lại đây, Gia Lâm được coi là một mảnh đất màu mỡ, nhiều tiềm năng trong lĩnh vực bất động sản.
Theo yêu cầu của Thủ tướng, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố phải tập trung chỉ đạo công tác định giá đất, quyết định giá đất theo thẩm quyền, không lòng vòng, không gây phiền hà, chậm trễ, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện dự án đầu tư.
Trong quý 2, thị trường văn phòng và thị trường bán lẻ tại Hà Nội vẫn giữ được mức ổn định. Đánh giá cho thấy, giá chào trung bình tại tầng trệt tương đối ổn định...
Trong 6 tháng đầu năm, Chính phủ, các bộ, ngành, chính quyền địa phương đã nỗ lực vào cuộc “gỡ khó” cho thị trường bất động sản. Các chính sách được đánh giá đã và đang tạo ra tâm lý tích cực hơn cho thị trường. Bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc Cấp cao Bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn, Savills Hà Nội chia sẻ một số nhận định về diễn biến thị trường 6 tháng cuối năm.
Giá chung cư tại các địa phương giảm từ 2÷6% so với kỳ trước, nhà ở riêng lẻ giảm từ 6÷10% so với kỳ trước, đất nền tại các dự án giảm khoảng từ 8÷11%.
Trong khi thị trường bất động sản tại các tỉnh, đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM đang rơi vào tình cảnh trầm lắng, thiếu khách mua thì tại Khánh Hòa, giao dịch mua bán dự án, đất nền, chung cư… đang sôi sục.