Thông tin trên được UBND TP.Hà Nội cho biết tại báo cáo trả lời cử tri về việc thu hồi các dự án chậm triển khai trên địa bàn mới đây.
Cụ thể, tại báo cáo trên, đề cập đến ô đất N14, N15 đường Lê Văn Lương , UBND TP. Hà Nội cho biết, ô đất có tổng diện tích 12.560m2, được UBND TP phê duyệt chủ trương đầu tư ngày 11/08/2016. Đây là dự án đầu tư xây dựng công trình hỗn hợp dịch vụ công cộng và nhà ở do Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Louis làm chủ đầu tư.
Ảnh minh họa
Trong quá trình triển khai công tác GPMB có phát sinh đơn thư. Căn cứ báo cáo của Thanh tra TP về việc xem xét đơn thư, tháng 2/2020, UBND TP đã có chỉ đạo về việc dừng thực hiện quyết định chủ trương đầu tư dự án.
“Việc xử lý các nội dung tồn tại của dự án, UBND TP đã giao các Sở, ngành rà soát quy định hiện hành để tham mưu đề xuất”, UBND TP.Hà Nội cho biết.
Đọc thêm: Muốn tạo điểm nhấn, “đất vàng” xây trụ sở Ngân hàng SHB bỏ hoang nhiều năm gần Hồ Gươm gây bức xúc
Liên quan đến việc xây dựng các dự án trên tuyến đường này, hồi tháng 5/2022, Thanh tra Bộ Xây dựng công bố Kết luận thanh tra số 39, trong đó chỉ ra một số lô đất bên đường Lê Văn Lương – Tố Hữu chậm tiến độ nhiều năm, bỏ hoang lãng phí. Cùng với đó, kết luận chỉ loạt vi phạm trong quy hoạch, xây dựng các dự án cao ốc hai bên tuyến đường này.
Cụ thể, dự án Manhattan Tower sau 4 lần điều chỉnh sai quy định, đã tăng số tầng trung bình từ 5 lên 30 tầng, làm tăng quy mô dân số từ 500 người lên khoảng 1.308 người.
Dự án Times Tower của Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Hà Nội điều chỉnh tăng tầng cao từ trung bình 7 tầng cùng 1 tầng kỹ thuật, 1 tum thành 25 tầng, mật độ xây dựng từ 56,7% thành 59,5%, tăng thêm dân số 680 người.
Dự án HandiResco Lê Văn Lương do liên danh Tổng Cty Handico và Công ty HandiResco là chủ đầu tư với 4 lần điều chỉnh đã điều chỉnh từ đất ở thành văn phòng, thương mại (năm 2008), thành hỗn hợp văn phòng, nhà ở và nhà trẻ (năm 2012); 1 khối văn phòng lại thành tổ hợp văn phòng dịch vụ thương mại, nhà ở và nhà trẻ (năm 2017); nâng từ 6,5 tầng lên 25 tầng khối văn phòng, 27 tầng khối nhà ở, phát sinh tăng dân số 754 người, diện tích sàn xây dựng tăng thêm hơn 10.790m2.
Dự án án Hà Nội Center Point do Công ty Đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội làm chủ đầu tư điều chỉnh “đất công cộng thành phố” thành đất xây nhà ở cho thuê và đã xây thành nhà ở và tiếp tục bị “biến” thành hỗn hợp (văn phòng, dịch vụ và nhà cho thuê). Mật độ xây dựng dự án này tăng từ 26% thành 52%, tầng cao từ 15 tầng thành 32 tầng, làm tăng thêm dân số khoảng 1.060 người.
Dự án The Golden Palm do Công ty CP Phát triển Đầu tư Hà Nội - Sunrise (HDIS) là chủ đầu tư điều chỉnh sai quy định từ đất ở thành dịch vụ, thương mại thành nhà ở, mật độ xây dựng từ 51,7% với tầng cao điểu chỉnh liên tiếp từ 9 lên 23 rồi lên 25 và sau đó lên 27 tầng làm tăng thêm dân số khoảng 914 người…
Vân Phong
Một số doanh nghiệp bất động sản ở Hà Nội đổ dồn về các tỉnh “săn tìm”, đăng ký thực hiện những dự án nhà ở, khu dân cư thương mại với tổng mức đầu tư lên đến cả nghìn tỷ đồng.
Dự án Thuận An 1 và 2 có tổng diện tích đất 4,47 ha, tổng mức đầu tư khoảng 10.800 tỷ đồng. Dự kiến khoảng 6.500 căn hộ căn hộ, nhà phố thương mại và nhà phố liên kế sẽ cung ứng ra thị trường.
Dự án Khu du lịch Làng Vân được TP.Đà Nẵng điều chỉnh quy hoạch chi tiết lần 2 vào năm 2016 với quy mô sau điều chỉnh 1.068 ha, gồm 466ha đất mặt nước biển, 601ha đất liền (447,9ha thuộc diện tích giai đoạn 1, giai đoạn 2 là 153,2ha).
Dự án gần 1.000ha của Novaland ở Đồng Nai vừa đón nhận thêm tin vui khi được giao thêm hơn 50ha đất để xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
Hiện dự án Khu đô thị Chương Mỹ đang được rà soát để chấm dứt dự án, thực hiện thu hồi chấm dứt theo quy định, theo UBND Hà Nội.
Theo tìm hiểu, dự án Capitaland vừa được vinh danh với 3 giải thưởng - Lumi Hanoi có tổng diện tích gần 5,6 ha, được tách ra từ một khu đô thị lớn ở phía Tây Hà Nội.
Nhiều doanh nghiệp được giao hoặc đăng ký thực hiện những dự án khu đô thị, nhà ở, trung tâm thương mại với tổng mức đầu tư lên đến cả chục nghìn tỷ đồng.
Mặc dù chủ đầu tư dự án đã nộp hồ sơ làm thủ tục cấp sổ đỏ cho cư dân từ tháng 4/2020. Tuy nhiên, do giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đang bị chủ đầu tư thế chấp tại ngân hàng SHB nên cư dân không được cấp giấy chứng nhận nhà ở.
“Việc người dân mua đất tại Khu đô thị Thanh Hà theo hợp đồng thỏa thuận dân sự giữa các cá nhân với CTCP Phát triển địa ốc Cienco 5, cơ quan Nhà nước không có thẩm quyền can thiệp”, UBND TP Hà Nội thông tin.
Dù chưa đảm bảo PCCC nhưng hai công trình bệnh viện Hồng Ngọc và khách sạn Hồng Ngọc vẫn được chủ đầu tư cho hoạt động.