Theo báo cáo của UBND quận Thanh Xuân, trên địa bàn quận hiện nay có 108 tòa nhà chung cư đã đưa vào sử dụng, gồm: 83 tòa chung cư thương mại; 24 chung cư tái định cư, 1 chung cư nhà ở xã hội (chưa bao gồm 219 tòa nhà chung cư cũ). Tuy nhiên, đến nay, mới có 90 tòa thành lập Ban Quản trị; 83/90 tòa chung cư được bàn giao phòng sinh hoạt cộng đồng; 54/90 tòa nhà được chủ đầu tư bàn giao hết quỹ bảo trì.
Bên cạnh đó, một số tòa chung cư còn vướng mắc, tranh chấp giữa Ban Quản trị và các chủ đầu tư và đang được các cơ quan chức năng của thành phố và quận giải quyết.
Đáng chú ý, chung cư The Legacy (106 Ngụy Như Kon Tum - Nhân Chính), chủ đầu tư đang làm thủ tục điều chỉnh quy hoạch tổng mặt bằng và phương án kiến trúc của Dự án đối với các tầng thuộc khối đế, nhà trẻ, khu vực sinh hoạt của cộng đồng dân cư…, tuy nhiên, Dự án đang chờ kết luận sau thanh tra của Thanh tra Chính phủ nên các thủ tục đầu tư, điều chỉnh dự án chưa được các cơ quan có thẩm quyền xem xét, chấp thuận.
Với dự án này, các tầng khối đế chưa được nghiệm thu, chủ đầu tư đã hoàn thiện mặt ngoài đảm bảo thẩm mỹ kiến trúc của công trình; bên trong các tầng đang để trống toàn bộ các sàn, không phân chia; chủ đầu tư đang khóa cửa tất cả các tầng khối đế, cắt điện không sử dụng. Chung cư hiện chưa được cấp giấy chứng nhận nên cư dân không đóng phí dịch vụ, không phối hợp tổ chức hội nghị nhà chung cư, đấu tranh đòi quyền lợi…
Với chung cư Sông Đà - Việt Đức (ngõ 164 Khuất Duy Tiến - Nhân Chính), chủ đầu tư thực hiện cải tạo, sử dụng sai mục đích tại tầng kỹ thuật KT1, KT2, ảnh hưởng đến việc cấp giấy chứng nhận cho các chủ sở hữu căn hộ tại chung cư, dẫn đến việc kiến nghị, đấu tranh đòi quyền lợi.
Còn với chung cư King Palace (108 Nguyễn Trãi, phường Thượng Đình), do điều chỉnh quy hoạch chi tiết dẫn đến phát sinh tiền sử dụng đất cần nộp ngân sách nhà nước. Mặc dù chủ đầu tư đã nộp hồ sơ xin xác định nghĩa vụ tài chính bổ sung từ năm 2017, Hội đồng xác định giá đất cụ thể Thành phố, tổ giúp việc dù đã tổ chức rất nhiều cuộc họp vẫn chưa ban hành được Quyết định phê duyệt nghĩa vụ tài chính bổ sung cho Dự án để làm cơ sở cho việc thực hiện các thủ tục tiếp theo.
Đến nay, Dự án chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt tiền sử dụng đất bổ sung, Công ty Cổ phần Bất Động Sản Hoa Anh Đào chưa có cơ sở để nộp tiền vào ngân sách Thành phố nên không thể thực hiện việc xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở tại Dự án. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chủ đầu tư chưa hoàn thiện được thủ tục để thực hiện việc cấp giấy chứng nhận cho cư dân của dự án.
Trước thực trạng trên, UBND quận Thanh Xuân đề nghị các cơ quan chức năng có thẩm quyền sớm xem xét, giải quyết việc điều chỉnh dự án do Chủ đầu tư đề xuất, sớm xét duyệt hồ sơ để cấp giấy chứng nhận cho các chủ sở hữu căn hộ; thống nhất việc phê duyệt tiền sử dụng đất bổ sung để Công ty Cổ phần Bất Động Sản Hoa Anh Đào thực hiện việc nộp tiền vào ngân sách thành phố theo quy định, để hoàn thiện cơ sở pháp lý thực hiện việc xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở tại Dự án.
Tại buổi khảo sát của Ban Đô thị HĐND thành phố Hà Nội sáng 3/8, Trưởng Ban Đàm Văn Huân đề nghị quận Thanh Xuân và các sở chuyên ngành rà soát các văn bản nhà nước, đặc biệt là các hướng dẫn của ngành để tham mưu, đề xuất các giải pháp tháo gỡ những tồn tại, vướng mắc trong quản lý nhà chung cư hiện nay.
Đối với tình trạng Quận Thanh Xuân còn 11 chung cư chưa bàn giao, Ban Đô thị HĐND thành phố đề nghị quận đốc thúc, yêu cầu bàn giao sớm theo quy định. Việc xác định diện tích chung riêng đối với một số tòa chung cư cũng cần được quận làm việc, phối hợp sở, ngành xác định rõ ràng, để ổn an ninh trật tự tại các tòa chung cư.
Đối với 19 chung cư chậm bàn giao quỹ bảo trì, quận Thanh Xuân được yêu cầu sớm đề xuất phương án xử lý triệt để với các chủ đầu tư nhằm sớm bàn giao cho người dân thực hiện bảo trì.
Hải Hoàng
Các dự án tại Bà Rịa Vũng Tàu hầu hết đã được lãnh đạo tỉnh phê duyệt giải quyết. Các dự án tại TP.HCM, Đồng Nai, Bình thuận đã được Tổ công tác và các bộ, ban ngành tận tình hướng dẫn và địa phương đang tập trung tháo gỡ.
Nhiều địa phương trên cả nước tiếp tục phê duyệt và kêu gọi nhà đầu tư xây dựng một số dự án bất động sản có quy mô lớn lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Đáng chú ý, theo công bố, nhiều dự án chỉ có một nhà đầu tư đăng ký.
Dự án Khu đô thị Năm Sao (tên thương mại Five Star Eco City) tại xã Phước Lý, huyện Cần Giuộc và xã Long Trạch, Long Khê, huyện Cần Đước, tỉnh Long An của Công ty Cổ phần Tập đoàn Quốc tế Năm Sao được xác định có nhiều sai phạm trong quá trình giao và xác định giá đất.
Theo chủ đầu tư, đơn vị này nhận chuyển nhượng cổ phần từ Công ty CP và Đầu tư Nguyễn Kim, cùng các cá nhân khác theo Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần số 01/2015/CNCP/NKG-PMH ngày 26/11/2015 nên không liên quan đến Tổng Công ty lương thực Miền Nam (Vinafood II).
Dự án được thực hiện trên khu đất có quy mô gần 7,3 ha. Tổng mức đầu tư của dự án là gần 1.200 tỷ đồng, bao gồm 1.059,9 tỷ đồng chi phí thực hiện dự án và 49,7 tỷ đồng bồi thường tái định cư.
Việc tạm dừng giao dịch được lãnh đạo UBND TP.HCM đưa ra sau khi nhận được công văn của Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an.
Nhiều địa phương trên cả nước tiếp tục phê duyệt và kêu gọi nhà đầu tư một số dự án bất động sản có quy mô lớn lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Đáng chú ý, quá trình lựa chọn, xuất hiện thêm nhiều nhà đầu tư có tiềm lực mạnh đăng ký làm các dự án.
Theo chủ đầu tư, hiện nay dự án đang trong quá trình thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật. Do đó, chưa đầy đủ hồ sơ pháp lý để huy động vốn và bán ra ngoài cho người dân có nhu cầu mua, thuê.
Thông qua 3 công ty con sở hữu 100%, Gamuda Land sẽ mua lại Công ty cổ phần Bất động sản Tâm Lực, chủ đầu tư dự án khu nhà ở Tâm Lực trên diện tích 3,7 ha tại thành phố Thủ Đức, TP.HCM, với quy mô dự kiến 2.000 căn hộ.
Thời điểm áp dụng kéo dài thời gian gia hạn do bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 kể từ ngày UBND TP.Hà Nội ký quyết định áp dụng đối với từng dự án.