Theo Quyết định, tổng kinh phí tạm cấp để lập đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng, cải tạo chung cư cũ là 22,125 tỷ đồng, từ nguồn điều hành tập trung (kinh phí các nhiệm vụ quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành) đã giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội.
UBND thành phố Hà Nội yêu cầu UBND các quận Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Cầu Giấy có trách nhiệm bố trí kịp thời kinh phí lập đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng lại, cải tạo chung cư cũ năm 2022.
Trước đó, Thường trực HĐND Thành phố Hà Nội thống nhất tạm cấp gần 128 tỷ đồng từ ngân sách để các quận, huyện kiểm định chung cư cũ.
Tạm cấp kinh phí để lập đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng, cải tạo lại các khu chung cư cũ tại 5 quận.
Nguồn kinh phí này được trích từ nguồn điều hành tập trung ngân sách thành phố năm 2022. Thường trực HĐND Thành phố đề nghị UBND Thành phố chỉ đạo thực hiện theo quy định, chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính pháp lý của hồ sơ, tổng hợp báo cáo HĐND Thành phố.
Liên quan đến việc sử dụng ngân sách tạm cấp cho các quận, huyện để kiểm định chung cư cũ năm 2022, UBND Thành phố Hà Nội trước đó đã có văn bản chỉ đạo Sở Tài chính chủ trì, phối hợp Sở Xây dựng tham mưu, báo cáo UBND Thành phố xem xét, quyết định việc bố trí ngân sách đúng chủ trương của Thường trực HĐND Thành phố; đồng thời hướng dẫn UBND các quận, huyện sử dụng kinh phí đúng mục đích và quy định. Sở Xây dựng quản lý, theo dõi, đôn đốc việc kiểm định chung cư cũ.
Thế Anh
Bộ Xây dựng nhận được kiến nghị của Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh với nội dung kiến nghị: “Cử tri kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan xem xét xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong việc mua, bán nhà ở xã hội không đúng đối tượng, đồng thời cần có thêm những chủ trương, chính sách hợp lý hơn để công nhân, lao động nghèo có thể tiếp cận các dự án nhà ở xã hội”.
Theo Nghị quyết về phê duyệt, điều chỉnh chủ trương đầu tư 31 dự án sử dụng vốn đầu tư công của Hà Nội, cầu Vân Phúc với tổng mức đầu tư dự kiến hơn 3.400 tỷ đồng sẽ được xây dựng trong giai đoạn từ năm 2022 đến 2025.
Lý do gia hạn: Chưa đưa đất vào sử dụng theo quy định tại Điểm I, Khoản 1, Điều 64 Luật Đất đai năm 2013.
Thanh tra Chính phủ vừa có thông báo kết luận thanh tra công tác quản lý nhà nước về du lịch. Tại TP. Cần Thơ có 4 dự án, thời kỳ thanh tra từ năm 2007-2017.
Thanh tra Chính phủ vừa ban hành Kết luận Thanh tra số 1858/KL-TTCP về việc nêu trách nhiệm của UBND tỉnh Đắk Lắk trong việc thực hiện pháp luật thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng, chống tham nhũng và công tác quản lý, sử dụng đất đai.
Tổng công ty Lương thực Miền Nam (Vinafood 2) là doanh nghiệp thuộc Bộ NN&PTNT. Tại thời điểm 31/3/2015, Vinafood 2 đang quản lý 146 cơ sở nhà, đất với tổng diện tích hơn 3.4 triệu m2 tại 15 tỉnh, thành phố trên cả nước. Một trong số đó là khu đất 132 Bến Vân Đồn (quận 4, TP.HCM).
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, “vướng mắc pháp lý” là vướng mắc lớn nhất, chiếm 70% khó khăn của các dự án bất động sản, nhà ở trong quá trình chuẩn bị đầu tư, xây dựng và kinh doanh, mà nguyên nhân chủ yếu là do một số quy định pháp luật không đồng bộ, thống nhất.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, vùng Đông Nam Bộ đến năm 2025 dự kiến thêm 10 đô thị và đến năm 2030 tăng thêm 20 đô thị và nhiều đô thị tiếp tục hoàn thiện chất lượng để nâng loại đô thị trong giai đoạn tới.
Sức bật của đô thị Hậu Giang cộng hưởng với những giá trị nội tại mà TNR Seven Rivers đã tạo ra lợi thế đầu tư đặc biệt cho dự án này.
Từ năm 2021, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã có văn bản hướng dẫn nhà đầu tư bổ sung hoàn thiện hồ sơ dự án để tổng hợp, báo cáo thành phố chỉ đạo triển khai, tuy nhiên đến nay nhà đầu tư chưa hoàn thành việc rà soát cập nhật các nội dung theo hướng dẫn.