Theo giải thích đại diện UBND quận Long Biên cho biết, khu vực này là đất công do phường Long Biên quản lý. Năm 2005, phường đã phối hợp với Phòng Kinh tế xây dựng phương án khai thác, sử dụng, tránh hoang hóa, lãng phí, giao cho phường ký hợp đồng với cá nhân từ năm 2006.
Tuy nhiên, đến năm 2011, cá nhân này sử dụng không đúng mục đích, xây dựng công trình trên đất và có một số hộ cũng xây dựng, nên phường đã thanh lý hợp đồng. Hiện nay, trên khu vực này hiện có 5 hộ đang quản lý, khai thác. UBND phường Long Biên đã yêu cầu phá dỡ các công trình vi phạm, nhưng hiện nay mới phá dỡ một phần.
Song song với khu vực Cửa Nghè thì dọc phố Thượng Cầu cũng có gần 90 trường hợp vi phạm từ năm 1993-2014, trong đó, có 60 trường hợp vi phạm có yếu tố kinh doanh. “Các trường hợp này quận và phường đều nắm được.” – đại diện quận Long Biên thừa nhận và cho hay, năm 2019, quận đã rà soát, tổng hợp toàn bộ vi phạm trên đất công, đất nông nghiệp trên địa bàn quận, trong đó, có các trường hợp nêu trên và báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường.
Trên cơ sở báo cáo của quận và quá trình rà soát, Sở đã có Kết luận Thanh tra; Quận ủy và UBND quận đã xây dựng các nội dung để thực hiện kết luận thanh tra. Trong đó quận sẽ lập toàn bộ biên bản đối với các trường hợp vi phạm, yêu cầu phường xử lý, khôi phục tình trạng ban đầu theo quy định pháp luật.
Đại diện UBND quận Long Biên cho rằng, do khu vực vùng bãi trước đây chưa có quy hoạch nên công tác quản lý rất khó khăn. Từ đầu năm 2023 đến nay, tại khu vực nêu trên có 17 trường hợp vi phạm, quận yêu cầu các phường phát hiện và xử lý ngay.
Song song với xử lý vi phạm, quận cũng chỉ đạo các phường tăng cường tuyên truyền. Về giải pháp căn cơ, quận đang chỉ đạo các ngành lập quy hoạch 1/500 để quản lý đối với các khu vực nằm trong quy hoạch đất ở; với khu vực nằm ngoài khu vực đất ở thì xây dựng quy hoạch sản xuất nông nghiệp và du lịch sinh thái, sau đó tổ chức đấu giá để vừa tăng thu ngân sách, vừa quản lý, không để phát sinh vi phạm.
Đang xem xét công tác quy hoạch và các phương thức đầu tư công viên Hà Đông
Cũng tại cuộc họp báo, Liên quan đến Dự án Công viên văn hóa - vui chơi giải trí, thể thao quận Hà Đông, Phó Chủ tịch UBND quận Hà Đông Phạm Thị Hòa cho biết, tháng 10/2022, Văn phòng UBND Thành phố đã có thông báo kết luận của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn về việc xem xét lập quy hoạch chi tiết và triển khai thực hiện dự án đầu tư Công viên văn hóa - vui chơi giải trí, thể thao quận Hà Đông theo 2 phân kỳ.
Để thực hiện chỉ đạo của Thành phố, quận đã cho dừng toàn bộ hoạt động khai thác tạm tại khu quy hoạch Công viên từ tháng 12/2022. Đồng thời, phối hợp với các đơn vị xây dựng và hoàn thiện Quy hoạch chi tiết gửi Sở Quy hoạch và Kiến trúc thẩm định, trình UBND Thành phố phê duyệt; lập hồ sơ đề xuất dự án đối với phần diễn tích đã GPMB…
“Sau khi hoàn thiện, Công viên văn hóa - vui chơi giải trí, thể thao quận Hà Đông sẽ cải thiện môi trường sống của người dân và là lá phổi xanh của Thành phố, qua đó, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt chung của người dân Hà Đông nói riêng và Hà Nội nói chung…” Phó Chủ tịch quận Hà Đông kỳ vọng và kiến nghị, để dự án sớm trở thành hiện thực, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, ngành, cơ quan, doanh nghiệp, các nhà đầu tư và sự ủng hộ của người dân trên địa bàn…
Về vấn đề này, Chánh Văn phòng UBND Thành phố Trương Việt Dũng cho biết, Thành phố đã tổ chức đoàn kiểm tra những tồn tại xung quanh dự án Công viên văn hóa - vui chơi giải trí, thể thao quận Hà Đông. Qua đó, ghi nhận công tác xử lý vi phạm của quận. Hiện, Thành phố đang xem xét công tác quy hoạch và các phương thức đầu tư.
Việc còn lại của dự án để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là xác định giá trị quyền sử dụng đất tương ứng với phần diện tích đất nhà ở thương mại và giá trị quyền sử dụng đất tương ứng với phần diện tích đất nhà ở xã hội.
Dự án gồm xây dựng khu nhà ở xã hội có diện tích khoảng 53.913m2 với 10 block nhà chung cư cao 15 tầng, tổng số khoảng 4.456 căn hộ; Khu nhà ở thương mại diện tích khoảng 13.063m2, quy mô khoảng 163 căn hộ, cao 7 tầng.
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) đã ban hành văn bản nhắc nhở Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1 – HUD1 (mã chứng khoán: HU1) vì công ty này chậm công bố thông tin 82B/NQ-HĐQT ngày 09/12/2022 về việc góp vốn thành lập công ty liên kết ( để thực hiện dự án Bđs tại Phú Yên).
Văn phòng UBND TP. HCM mới đây đã có thông báo kết luận của Phó Chủ tịch UBND TP Bùi Xuân Cường tại cuộc họp nghe báo cáo giải quyết về các khó khăn vướng mắc tại các dự án bất động sản trên địa bàn thành phố.
Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Bắc Giang và Phòng Tài Chính - Kế Hoạch thành phố Bắc Giang đang phối hợp tổ chức bán đấu giá quyền sử dụng 126 lô đất ở thuộc Khu dân cư dọc hai bên đường giao thông từ khu vực nhà văn hóa thôn Sẫu đi thôn Thanh Mai, phường Đa Mai.
3 thành phố ở tỉnh Bình Dương bị cấm phân lô, bán nền, gồm: Thủ Dầu Một, Thuận An và Dĩ An.
Bộ Xây dựng đề xuất đầu tư ít nhất một triệu căn nhà ở xã hội đến năm 2030, nguồn vốn thực hiện khoảng 849.500 tỷ đồng.
Mặc dù đã thi công xong phần thô và cất nóc ngày 26/4/2020, nhưng dự án QMS Top Tower (nằm tại nút giao Vũ Trọng Khánh - Tố Hữu) vẫn chưa thể đưa vào sử dụng như dự kiến của chủ đầu tư.
Đó là một trong những ưu đãi rất mới dành cho chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội có trong dự thảo Nghị quyết về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững được nêu ra sau cuộc họp của Thủ tướng với các doanh nghiệp bất động sản ngày 17/2 vừa qua.
Không còn phải thường xuyên căng thẳng với cuộc sống trong nội thành Hà Nội đầy bụi bặm và ồn ào, tổ hợp chung cư BerRiver Jardin sẽ là chốn an cư phù hợp cho những người mong muốn sở hữu một không gian sống xanh “kề sông, cận phố” nhưng vẫn gần gũi với nhịp sống sôi động của trung tâm.