Theo số liệu thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, nếu năm 2016, tỉ lệ công trình vi phạm chiếm 13,9% (2.469/19.138 công trình) thì năm 2017 giảm còn 10,99% (1.916/17.422 công trình), năm 2018 còn 5,28% (891/16.885 công trình), năm 2019 còn 3,07% (605/19.697 công trình) và năm 2020 giảm còn 2,13% (402/18.878 công trình). Đến năm 2021, ảnh hưởng của dịch COVID-19 cùng việc áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội kéo dài nên hoạt động xây dựng cũng bị ảnh hưởng.
Đại diện Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, số lượng công trình xây dựng có phép hằng năm khá lớn, song số lượng công trình vi phạm giảm rõ rệt. Các công trình xây dựng đã được kiểm tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện các vi phạm. Đặc biệt, các vi phạm trật tự xây dựng phức tạp, nổi cộm, gây bức xúc trong dư luận đã dần được hạn chế. Việc này cho thấy ý thức chấp hành pháp luật trong lĩnh vực xây dựng đô thị của người dân và doanh nghiệp từng bước được nâng cao. Đây là tiền đề quan trọng để thành phố tiếp tục kéo giảm vi phạm trật tự xây dựng trong thời gian tới.
Để có những chuyển biến tích cực trên, đó là nhờ sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp, ngành, địa phương; việc thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tạo sự chuyển biến về kỷ luật, kỷ cương, hiệu quả quản lý.
Bên cạnh đó, việc thí điểm thành lập đội quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND quận, huyện, thị xã cũng đã tạo sự thống nhất, tập trung, xuyên suốt trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của UBND cấp huyện về quản lý trật tự xây dựng tại địa phương.
Chức năng, nhiệm vụ của đội quản lý trật tự xây dựng đô thị; trách nhiệm, cơ chế tham gia phối hợp của các cơ quan, đơn vị liên quan trong quản lý trật tự xây dựng đã được quy định cụ thể, rõ ràng, bảo đảm nguyên tắc "Rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ quy trình, rõ hiệu quả".
Để tiếp tục kéo giảm tỉ lệ công trình vi phạm trật tự xây dựng, đại diện Sở Xây dựng cho rằng, giải pháp tốt nhất là tăng cường kiểm tra, quyết liệt xử lý vi phạm.
Bên cạnh kiểm soát chặt chẽ hoạt động xây dựng, bảo đảm tất cả các công trình đều được kiểm tra, kiểm soát. Từ năm 2023 trở đi, Sở Xây dựng sẽ duy trì thực hiện hằng năm việc thanh tra chuyên ngành đối với công tác quản lý trật tự xây dựng tại địa bàn.
Qua đó, kịp thời phát hiện các bất cập trong cơ chế, chính sách để kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung phù hợp tình hình thực tế. Đồng thời, hướng dẫn, nhắc nhở, chấn chỉnh, kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét trách nhiệm các cơ quan, đơn vị, cá nhân để xảy ra vi phạm.
Theo kế hoạch, trong năm 2023, Sở Xây dựng Hà Nội sẽ thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về quản lý trật tự xây dựng theo giấy phép xây dựng; thanh tra việc thực hiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tại một số khu đô thị trên địa bàn Thủ đô.
Hoạt động thanh tra của Sở Xây dựng bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm; tăng cường thanh tra công tác quản lý nhà nước và trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ được giao, tập trung vào các ngành, lĩnh vực, địa phương phát sinh nhiều vi phạm, tiêu cực, tham nhũng, nhiều đơn thư khiếu nại, dư luận có nhiều ý kiến.
Bên cạnh thanh tra theo kế hoạch, Sở Xây dựng cũng chú trọng thanh tra đột xuất khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra,..
Cụ thể, Sở Xây dựng sẽ thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật trong hoạt động đầu tư xây dựng đối với một số dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại các quận, huyện: Hoàng Mai, Long Biên, Bắc Từ Liêm, Thạch Thất, Hoài Đức, Gia Lâm, Ứng Hòa. Đối tượng thanh tra là chủ đầu tư và các đơn vị có liên quan.
Bên cạnh đó, thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về quản lý xây dựng theo giấy phép xây dựng tại UBND một số xã, phường, thị trấn trên địa bàn và các cơ quan, đơn vị có liên quan; đồng thời, thanh tra việc thực hiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đối với một số khu đô thị trên địa bàn Thủ đô.
Theo báo cáo giám sát của Thường trực HĐND thành phố Hà Nội năm 2022, thành phố đang triển khai 266 dự án khu đô thị, khu nhà ở quy mô từ 2ha trở lên. Trong đó, có tới 168 dự án chưa hoàn thành hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, chiếm tỉ lệ 63%.
Ở nhiều khu đô thị, khu nhà ở, hệ thống chiếu sáng thuộc nhiệm vụ của chủ đầu tư nhưng chưa được hoàn thiện, chưa đồng bộ, hoặc hỏng nhưng chậm được sửa chữa. Đặc biệt, thiếu bãi đỗ xe là thực trạng phổ biến.
Ngoài ra, nhiều khu đô thị, khu nhà ở còn chậm đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải, vệ sinh môi trường không bảo đảm; thiếu vườn hoa, cây xanh, trường học, công trình thể thao, dịch vụ công cộng…
Thùy Chi
Sở Tài nguyên và Môi trường được yêu cầu cung cấp đầy đủ hồ sơ pháp lý liên quan đến việc xác lập phương án đấu giá, định giá khởi điểm, đến việc công nhận kết quả trúng đấu giá gửi về Sở Tư pháp.
Theo Bộ Xây dựng, đối với dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, trong quý IV, cả nước có 01 dự án nhà ở thu nhập thấp với 986 căn được cấp phép mới tại Quảng Ninh.
UBND TP.HCM đã ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trên địa bàn TP.HCM. Theo đó, sẽ tiến hành lấy ý kiến các nội dung trọng tâm phù hợp với các nhóm đối tượng khác nhau.
Báo cáo của các địa phương cho thấy, năm 2022, cả nước có 126 dự án phát triển nhà ở thương mại với 55.732 căn hộ được cấp phép (bằng khoảng 52,7% so với năm 2021).
Thanh tra Chính phủ chuyển kết luận thanh tra đến Ủy ban Kiểm tra Trung ương để xem xét, xử lý các tổ chức, cá nhân liên quan đến các vi phạm tại dự án tổ hợp khách sạn, trung tâm thương mại và căn hộ để bán, cho thuê Mường Thanh...
Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, năm 2022, việc cấp phép xây dựng tiếp tục được thành phố phân cấp cho các quận, huyện, thị xã.
Theo đại diện Sở Xây dựng Hà Nội, trong năm 2022, TP. Hà Nội đã tổ chức kiểm định xong 126 tòa nhà chung cư cũ trên địa bàn.
Cử tri kiến nghị Bộ GTVT cho chủ trương xây dựng Cảng hàng không Phù Cát thành Cảng hàng không quốc tế để sớm được đưa vào khai thác hiệu quả, góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch của tỉnh.
Phú Quốc thu hút mọi ánh đèn sân khấu, khi Sun Group cho ra mắt 2 “siêu phẩm” Cầu Hôn và show diễn đa phương tiện trên mặt biển lớn nhất châu Á Kiss The Stars.
Mặc dù việc phát triển nhà ở xã hội đã đạt được một số kết quả quan trọng, tuy nhiên quá trình triển khai thực hiện vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc về cơ chế chính sách, nguồn vốn ưu đãi, lợi nhuận...chưa hấp dẫn được nhiều nhà đầu tư tham gia phát triển nhà ở xã hội.