Sáng 16/9, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến đi kiểm tra công tác giải phóng mặt bằng Dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội (tuyến số 3), đoạn Nhổn - Ga Hà Nội trên địa bàn quận Ba Đình.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến đã trực tiếp kiểm tra tại Ga ngầm S9 - Kim Mã, nghe Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội báo cáo tiến độ triển khai, đồng thời, kiểm tra tại nhà một số hộ dân bị ảnh hưởng trên đỉnh hầm khi máy khoan hầm TBM đi qua.
Báo cáo tại cuộc kiểm tra, Phó Bí thư Quận ủy Ba Đình Nguyễn Công Thành cho biết, dự án ga ngầm S9 thuộc địa bàn 2 phường Kim Mã và Ngọc Khánh, trong đó, phường Kim Mã có 18 hộ dân thuộc diện thu hồi tạm thời, còn phường Ngọc Khánh có 17 trường hợp phải thu hồi, với 15 nghìn m2.
Đến nay, UBND quận Ba Đình đã ban hành xong các quyết định thu hồi đất, phê duyệt phương án, thực hiện chi trả toàn bộ số tiền bồi thường, hỗ trợ (50 tỷ đồng), bố trí tái định cư đối với 13 hộ tại nhà N07 khu 5,3 ha Dịch Vọng; đã thu hồi xong mặt bằng và bàn giao cho chủ đầu tư để thi công dự án.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến kiểm tra tại Ga S9 - Ảnh: Trọng Toàn
Về tình hình công tác giải phóng mặt bằng chung đoạn đi ngầm của dự án tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội, Giám đốc Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội Nguyễn Cao Minh cho biết, Dự án có tổng số 4 ga ngầm, thuộc địa bàn các quận Ba Đình (S9), Đống Đa (S10 và S11) và Hoàn Kiếm (S12). Đến nay, việc giải phóng mặt bằng thi công 4 ga ngầm đã cơ bản hoàn thành.
Tuy nhiên, qua quan trắc, khảo sát hiện trạng, có 50 hộ dân thuộc địa bàn 2 quận Ba Đình và Đống Đa bị ảnh hưởng khi thi công tuyến đường hầm của dự án, trong đó, có 43 hộ phải tạm cư trong vòng 1 tháng (khi máy khoan ngầm TBM đi qua) và 7 hộ phải phá dỡ trước khi tiến hành khoan ngầm (trong đó, có 1 hộ đã tự nguyện phá dỡ).
Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội đã phối hợp xây dựng và báo cáo UBND Thành phố về khung chính sách hỗ trợ kinh phí chưa từng có tiền lệ, làm căn cứ thỏa thuận sử dụng đất trong thời gian thi công tuyến hầm. Theo đó, kinh phí bồi thường, hỗ trợ đối với 6 hộ phải phá dỡ là khoảng 21 tỷ đồng; kinh phí hỗ trợ 43 hộ phải tạm cư trong vòng 1 tháng khoảng 4 tỷ đồng.
Trong tuần tới, quận Đống Đa sẽ tiến hành chi trả kinh phí bồi thường, hỗ trợ đối với các hộ dân. Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ đối với quận Ba Đình và Đống Đa để hoàn thành toàn bộ nội dung này trong tháng 10/2022.
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Trọng Đông cho rằng, đối với các chính sách liên quan, UBND Thành phố đã chỉ đạo các sở, ngành và 2 quận nghiên cứu kỹ, bởi từ những chính sách này sẽ liên quan đến các dự án tiếp theo của Thành phố có công trình ngầm.
Kết luận buổi làm việc, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến nhấn mạnh, trên cơ sở sự ủng hộ và đồng thuận cao của nhân dân, hiện nay, Chủ đầu tư là Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội đã ký hợp đồng với 50 hộ dân thuộc diện bị ảnh hưởng bới dự án, đề nghị quận Đống Đa và Ba Đình phối hợp với Ban, trong tháng 10/2022, tiến hành thủ tục, hoàn thành việc chi trả kinh phí bồi thường, hỗ trợ cho các hộ dân.
Liên quan đến kiến nghị của 7 hộ phải tháo dỡ, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến giao Sở Tài chính nghiên cứu, sớm trả lời 2 quận liên quan đến vấn đề trượt giá khi xây dựng lại; giao Sở Xây dựng nghiên cứu bổ sung mua nhà tái định cư cho 1 hộ dân tại quận Ba Đình do bị thu hồi, giải phóng mặt bằng nhiều lần.
Đặc biệt, trên cơ sở hướng dẫn của Sở Xây dựng, chính quyền hai quận Ba Đình, Đống Đa chỉ đạo các đơn vị liên quan nắm chắc tình hình các hộ dân để phối hợp giải quyết các vấn đề phát sinh trong vấn đề tạm cư khi tiến hành khoan ngầm.
Chấm dứt, dừng thực hiện đối với các dự án đầu tư: Tòa nhà hỗn hợp dành một phần để bán cho cán bộ chiến sỹ Văn phòng Interpol Việt Nam; Khu đô thị sinh thái Đại Thịnh; Dự án Khu đô thị mới Việt Á tại xã Thanh Lâm…
Giá bán dự kiến của Gem Riverside là 80 triệu đồng/m2, tăng gấp đôi so với giá bán trước đó là 35-40 triệu đồng/m2 được mở bán cách đây 4 năm.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội ủy quyền cho Chủ tịch UBND 7 quận, huyện tổ chức kế hoạch lựa chọn nhà thầu dự án đầu tư xây dựng khu tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng các đoạn tuyến của Dự án đầu tư xây dựng Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội.
Tòa tháp do CTCP Xây dựng Central (Central Cons) thi công - The Metropole Thủ Thiêm - trong khi đang đổ bê tông tại tầng cao của tòa tháp văn phòng The Hallmark bất ngờ bị sập đổ.
"Khi các vụ cháy xảy ra nhiều lần trên một địa bàn, một lĩnh vực thì phải kiểm điểm, xác định tổ chức, cá nhân phải chịu trách nhiệm hình sự và trách nhiệm kỷ luật trước Đảng, Nhà nước”, Thủ tướng nêu rõ.…
Ngày 20/6/2022, Thanh tra tỉnh Thanh hóa có Kết luận số 1470/KL-TTTH về thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật đối với dự án Nhà ở xã hội phố Bào Ngoại, phường Đông Hương, thành phố Thanh Hóa do Công ty CP Thương mại - Xây dựng 379 làm chủ đầu tư; đồng thời chỉ ra nhiều sai phạm tại dự án này.
Bộ Xây dựng vừa trình Thủ tướng phê duyệt Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030".
Theo đề xuất, tổng mức đầu tư cho dự án khoảng 10 tỷ USD; tuy nhiên, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lâm Đồng cho rằng, dự án chưa làm rõ các nguồn vốn và phân kỳ đầu tư. Do đó, để đảm bảo tính khả thi, đề nghị bổ sung phân loại nguồn vốn (ngân sách, xã hội hoá...) phân kỳ theo từng giai đoạn.
Greenhill Village Quy Nhơn được UBND tỉnh Bình Định chấp thuận chủ trương đầu tư ngày 7/9/2018 với tổng diện tích quy hoạch 16,62 ha; tổng vốn đầu tư khoảng 230 tỷ đổng.
Mục tiêu quy hoạch Đô thị mới Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa nhằm hình thành đô thị sân bay hiện đại, sinh thái đẳng cấp quốc tế, là đô thị hạt nhân vùng…