Đêm 9/9, Sở Giao thông vận tải Hà Nội ra Thông báo số 955/TB- SGTVT về việc điều chỉnh tổ chức giao thông, hạn chế các phương tiện lưu thông trên cầu Chương Dương.
Theo Sở Giao thông vận tải Hà Nội, hiện nay, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Yagi), các nhà máy thủy điện đang xả lũ dẫn đến mực nước sông Hồng dâng cao, dòng chảy xiết, ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng công trình cầu.
Để bảo đảm an toàn giao thông cho người và các phương tiện lưu thông qua cầu, Sở Giao thông vận tải Hà Nội hạn chế các phương tiện lưu thông trên cầu Chương Dương (Hà Nội).
Theo đó, bắt đầu từ 8h30 ngày 10/9, theo hướng từ Hoàn Kiếm đi Long Biên: Cấm các phương tiện xe khách, xe hợp đồng, xe du lịch trên 9 chỗ; cấm xe tải có tải trọng trên 0,5 tấn; xe buýt được phép hoạt động.
Hường từ Long Biên đi Hoàn Kiếm: Cấm các phương tiện xe khách, xe hợp đồng, xe du lịch trên 9 chỗ; cấm xe tải có tải trọng trên 0,5 tấn; xe buýt được phép hoạt động.
Dịp này, các phương tiện xe khách, xe hợp đồng, xe du lịch trên 9 chỗ và xe tải có tải trọng trên 0,5 tấn có nhu cầu đi qua cầu Chương Dương lưu thông theo các cầu Thanh Trì, Nhật Tân, Vĩnh Tuy và Thăng Long.
Việc điều chỉnh tổ chức giao thông hạn chế các phương tiện lưu thông trên cầu Chương Dương sẽ bắt đầu từ 8h30 ngày 10/9 cho đến khi có thông báo thay thế.
Cầu Chương Dương được xây từ năm 1983, sử dụng từ tháng 6/1985, đến nay đã 39 năm. Từ năm 1985 đến 2010, đây là cầu độc đạo cho ôtô đi từ trung tâm Hà Nội sang Gia Lâm, kết nối các tỉnh phía Bắc. Hiện mỗi ngày, cầu có khoảng 95.000 lượt xe qua lại, hơn 8 lần so với thiết kế.
Trước đó sáng 9/9, cầu Phong Châu ở Phú Thọ bị sập khiến khoảng 10 ôtô, hai xe máy và 13 người mất tích. Lo ngại nguy cơ sập cầu các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang cấm xe qua 9 cầu./.
Tuyến đường thiết kế theo tiêu chuẩn đường chính khu vực, vận tốc thiết kế 50 km/h. Quy mô mặt cắt ngang đường điển hình 30m.
UBND tỉnh Ninh Bình vừa phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng trải nghiệm kết hợp tại xã Quảng Lạc (phía Tây Nam quốc lộ 12B).
Nửa đầu tháng 8/2024, cảng Chu Lai đã đón 35 chuyến tàu cập cảng, vận chuyển các mặt hàng: linh kiện ô tô, cơ khí, trái cây, tinh bột sắn, viên nén, dăm gỗ, khoáng sản, hàng gia dụng, nội thất, may mặc... cho các doanh nghiệp tại miền Trung và Tây Nguyên, trong đó có nhiều doanh nghiệp FDI.
Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định phê duyệt đề án thí điểm cửa khẩu thông minh tại cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Việt Nam) - Hữu Nghị Quan (Trung Quốc).
Năm 2025, Bộ GTVT dự kiến sẽ giải ngân khoảng 77.624 tỷ đồng (tăng khoảng 5.172 tỷ đồng so với báo cáo trước đó) vốn đầu tư công cho các công trình giao thông trọng điểm.
Hiện 2 huyện Đông Anh và Gia Lâm đã hoàn thành các tiêu chí và đủ điều kiện theo tiêu chuẩn tối thiểu quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Văn Thi vừa có chỉ đạo về việc chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư dự án sân golf TNG Hà Long và dự án Tổ hợp nghỉ dưỡng và giải trí Hà Long tại xã Hà Long, huyện Hà Trung.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An vừa thống nhất chủ trương điều chỉnh Dự án Xây dựng và kinh doanh Cảng nước sâu Cửa Lò.
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa qua đã ban hành quyết định phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu công nghiệp số 15, Khu kinh tế Nghi Sơn.
Đường sắt Nhổn-Ga Hà Nội đoạn trên cao dự kiến được UBND TP Hà Nội đưa vào hoạt động vào cuối tháng 7 này.