Thông tin trên được Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024 tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.
Tại hội nghị trên, ông Tú cho biết, do yếu tố mùa vụ của dịp Tết Nguyên đán cùng với khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế chưa cao, đến ngày 29/02/2024, tín dụng nền kinh tế giảm 0,72% so với cuối năm 2023. Tuy nhiên, tốc độ giảm của tháng 2 đã chậm lại (-0,05%) so với tháng 1 (-0,6%). Với thanh khoản dồi dào và còn rất nhiều dư địa tăng trưởng tín dụng, các TCTD hiện có điều kiện thuận lợi để cung ứng vốn cho vay ra nền kinh tế.
Theo lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, mức giảm hiện nay ở hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên, có 2 lĩnh vực tăng trưởng trong 2 tháng đầu năm, đó là tín dụng lĩnh vực bất động sản(BĐS), tăng 0,23% so với cuối năm 2023, tín dụng đối với lĩnh vực chứng khoán, tăng 2,56% so với cuối năm 2023.
Trước đó, số liệu của Ngân hàng Nhà nước được công bố cuối năm 2023 cho thấy, tính đến ngày 31/12/2023, tổng dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản (BĐS) đạt khoảng 2,75 triệu tỷ đồng (chiếm 21,51% tổng dư nợ nền kinh tế), tăng 6,75% so cuối 2022.
Trong đó, tín dụng phục vụ mục đích kinh doanh BĐS chiếm tỷ trọng 36%, tăng 22% so với cuối năm trước. Còn tín dụng phục vụ mục đích tiêu dùng, tự sử dụng BĐS chiếm 64%, giảm 0,7%.
Đáng chú ý, trong năm 2023, một loạt giải pháp của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã phát huy tác dụng, tạo điều kiện tháo gỡ những khó khăn cho các dự án bất động sản. Nhờ vậy, tỷ lệ cho vay hoạt động kinh doanh bất động sản tại một số ngân hàng như: Techcombank, VPBank, SHB, MSB, MB, TPBank tăng mạnh so với cuối năm 2022.
Điển hình, hiện nay Techcombank là nhà băng có tỷ trọng cho vay hoạt động kinh doanh bất động sản trên tổng dư nợ lớn nhất trong số các ngân hàng công khai chi tiết, với tỷ trọng 35,22% tại thời điểm 31/12/2023, trong khi cùng kỳ năm trước là 26,44%.
VPBank đứng thứ hai với tỷ trọng cho vay bất động sản là 19%, trong khi cuối năm 2022 là 14,39%.
Tại VietBank, tỷ trọng cho vay BĐS cũng lên tới 19%, nhưng đã giảm 1% so với cuối năm 2022.
Ngoài ra, một số nhà băng khác cũng tăng mạnh tỷ lệ cho vay bất động sản như SHB tăng từ 8,33% lên 15,45%; MB tăng từ 4,91% lên 7,49%; MSB tăng nhẹ từ 8,75% lên 8,96% tổng dư nợ, TPBank tăng từ 6,31% lên 7,12%...
Ở chiều ngược lại, các ngân hàng ghi nhận tỷ trọng cho vay bất động sản giảm gồm: VIB, Kienlong Bank, PGBank, VietBank, BVBank….
Ảnh minh họa
Liên quan đến việc này, Công ty Chứng khoán Vndirect trong một báo cáo mới phát hành về thị trường bất động sản nhận định, hiện nay mặt bằng lãi suất cho vay giảm đã trở nên dễ tiếp cận hơn đối với các chủ đầu tư và được kỳ vọng sẽ hỗ trợ nhu cầu mua nhà tích cực hơn trong thời gian tới.
Mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm 2,0-2,5 điểm % kể từ đỉnh và qua đó giảm bớt gánh nặng lãi vay lên các chủ đầu tư dự án bất động sản, do vậy dự báo biên lợi nhuận ròng của các doanh nghiệp bất động sản sẽ có sự phục hồi trong các quý tới.
“Việc tín dụng tiêu dùng bất động sản tiếp tục giảm phản ảnh sự thận trọng của người mua nhà. Tuy nhiên, với việc lãi suất thế chấp thả nổi trung bình tại các NHTM hiện ở mức khoảng ~11%/năm, từ mức đỉnh là 13-14%/năm, chúng tôi kỳ vọng nhu cầu mua bất động sản sẽ cải thiện trong những tháng tới, từ đó cải thiện dòng tiền của các chủ đầu tư”, Vndirect nhận định.
Gần đây, một phiên livestream trên TikTok tại Việt Nam đã gặt hái doanh thu kỷ lục 75 tỉ đồng. Các chuyên gia đưa ra nhận định về xu hướng livestream đang phát triển tại Việt Nam.
Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (15/3 – theo giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã bất ngờ đảo chiều giảm mạnh hơn 14 USD/ounce sau phiên tăng mạnh trước đó. Trong khi đó, giá vàng miếng SJC trong nước vẫn giữ ở mức cao gần 82 triệu đồng/lượng lúc cuối ngày hôm qua (14/3).
Theo một thống kê từ 2016 của của Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, khoảng 15-20% số tiền 190 tỷ USD được đầu tư trực tiếp vào bất động sản. Nếu tính toán nhanh, chỉ riêng con số này có thể lên tới khoảng 10.000 căn hộ mỗi năm.
Kể từ 15h chiều nay (14/3), giá xăng E5RON92 tiếp tục được điều chỉnh giảm 22 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành, xuống còn 22.490 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 14 đồng/lít còn 23.543 đồng/lít. Đây là lần giảm thứ 2 liên tiếp đối với mặt hàng xăng.
NHNN cho biết, mức giảm hiện nay ở hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế. Có 2 lĩnh vực tăng trưởng trong 2 tháng đầu năm, đó là tín dụng lĩnh vực BĐS, tăng 0,23% so với cuối năm 2023, tín dụng đối với lĩnh vực chứng khoán, tăng 2,56% so với cuối năm 2023.
Vì sao doanh nghiệp kêu thiếu vốn, khó tiếp cận vốn tín dụng, trong khi lượng tiền gửi của tổ chức kinh tế và dân cư vào hệ thống ngân hàng lại tăng, mặc dù lãi suất huy động liên tục giảm? Nút thắt ở đâu, nguyên nhân là gì, do quy định, do điều hành, do thận trọng hay do cục bộ?
Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (14/3 – theo giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã bật tăng mạnh hơn 18 USD/ounce sau phiên giảm sâu trước đó. Theo dự báo của các chuyên gia, giá kim loại quý này sẽ còn đi lên nhưng với tốc độ chậm hơn.
Trong kỳ điều hành ngày mai (14/3), giá xăng được dự báo sẽ giảm nhẹ theo xu hướng thế giới. Cụ thể, nếu cơ quan quản lý không tác động đến quỹ bình ổn, giá mặt hàng nhiên liệu có thể giảm 10 - 20 đồng/lít. Trong trường hợp Cơ quan quản lý trích quỹ bình ổn, giá xăng có thể giữ nguyên, thậm chí tăng.
Theo báo cáo vừa được công bố, năm 2023, Vinaconex - ITC lỗ sau thuế gần 287 tỷ đồng. Đây là khoản lỗ lớn nhất của doanh nghiệp này kể từ khi hoạt động từ năm 2008 đến nay.
Theo danh sách vừa được công bố, hiện trên địa bàn TP.Hà Nội có 60.757 đơn vị, doanh nghiệp nợ bảo hiểm, với mức nợ thấp nhất hơn 1,2 triệu đồng đến cao nhất là hơn 57 tỷ đồng; trong đó có nhiều doanh nghiệp bất động sản.