Thông tin trên được Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết tại Báo cáo Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài tháng 1/2024.
Theo báo cáo, tính đến ngày 20/1/2024, ngành hoạt động kinh doanh bất động sản dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 1,27 tỷ USD, chiếm 53,9% tổng vốn đầu tư đăng ký và gấp 2 lần so với cùng kỳ.
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư gần 926 triệu USD, chiếm 39,2% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo lần lượt là các ngành hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ; bán buôn bán lẻ với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt là 65,2 triệu USD và gần 54,5 triệu USD.
Ảnh: Cơ cấu nguồn vốn nước ngoài đổ vào Việt Nam trong tháng 1/2024
Diễn biến này khá bất ngờ khi trước đó trong năm 2023, ngành kinh doanh bất động sản chỉ đứng ở vị trí thứ 2 về thu hút nguồn vốn ngoại với tổng vốn đầu tư gần 4,67 tỷ USD, chiếm hơn 12,7% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 4,8% so với cùng kỳ.
Đáng chú ý, trong suốt 11 tháng năm 2023, dòng vốn ngoại đổ vào thị trường bất động sản liên tục tăng trưởng âm so với cùng kỳ. Tuy nhiên, bước sang tháng cuối cùng của năm (tháng 12), dòng vốn này tăng trưởng đột biến, “cứu thua” cho ngành bất động sản trong cả năm.
Cụ thể, báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài cho thấy, tính đến ngày 20/11/2023, ngành kinh doanh bất động sản mới thu hút được hơn 2,87 tỷ USD nguồn vốn FDI, giảm 31,4% so với cùng kỳ.
Về tổng thể, báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, tính đến ngày 20/01/2024, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp (GVMCP) của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đạt hơn 2,36 tỷ USD, tăng 40,2% so với cùng kỳ năm 2023. Ngoài vốn đầu tư điều chỉnh và GVMCP giảm thì vốn đầu tư đăng ký mới vẫn tăng mạnh
Cụ thể, có 190 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (tăng 24,2% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký đạt hơn 2 tỷ USD (tăng 66,9% so với cùng kỳ); có 75 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư (giảm 15,7% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt hơn 235,4 triệu USD (giảm 23,1% so với cùng kỳ); có 174 lượt GVMCP của nhà ĐTNN (giảm 14,7% so với cùng kỳ), tổng giá trị vốn góp đạt hơn 116,5 triệu USD (giảm 33,1% so với cùng kỳ).
“Vốn đầu tư đăng ký mới tháng 1 tăng mạnh so với cùng kỳ do tăng số lượng dự án mới (tăng 24,2%) và có dự án có quy mô vốn đầu tư lớn (hơn 600 triệu USD).
Đáng chú ý, trong tháng đầu năm, vốn đầu tư của Hà Nội tăng mạnh do có dự án đầu tư mới lớn với tổng vốn đầu tư hơn 662 triệu USD với mục tiêu đầu tư dự án khu đô thị mới ở Hà Nội”, Cục Đầu tư nước ngoài cho biết.
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM, lượng kiều hối chuyển về thành phố năm 2023 đạt 9,46 tỷ USD, tăng 43,3% so với năm 2022.
Việc lãi suất huy động giảm kỷ lục được kỳ vọng sẽ kích thích dòng tiền trong dân cư đổ vào bất động sản, một kênh đầu tư hấp dẫn hơn so với tiết kiệm ngân hàng. Tuy nhiên, số liệu mới được Ngân hàng Nhà nước công bố mới đây cho thấy, dòng tiền vẫn chưa quay trở lại thị trường bất động sản, đặc biệt là đối với các sản phẩm có giá trị lớn.
Bộ trưởng Bộ Tài chính đã phê duyệt kế hoạch thanh tra năm 2024, trong đó sẽ tiến hành thanh tra 6 doanh nghiệp bảo hiểm gồm 4 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ và 2 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ.
Agribank, BIDV và VietinBank - 3 ngân hàng trong nhóm thương mại cổ phần Nhà nước đã vừa tiếp tục giảm lãi suất từ 0,2 đến 0,4 điểm%. Trước đó, Vietcombank cũng đã thay đổi biểu lãi suất huy động và tiếp tục giảm 0,1% - 0,2%.
Novaland thống nhất giá chuyển đổi là 77.000 đồng/cp với tỷ lệ 59.771 cp/trái phiếu. Mức giá này tuy đã giảm gần một nửa so với giá ban đầu (135.700 đồng/cp) nhưng vẫn cao gấp 4,7 lần thị giá cổ phiếu NVL trên sàn.
Theo Tổng cục Thuế, năm 2023, tổng số tiền thuế, tiền thuê đất được gia hạn, miễn, giảm ước khoảng 193.400 tỷ đồng.
Ngày 18/01, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 5. Với đa số phiếu tán thành Quốc hội đã thông qua Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).
Theo đó, các khoản vay để mua nhà ở xã hội, mua nhà, xây nhà theo chương trình, dự án hỗ trợ của Chính phủ sẽ được điều chỉnh hệ số rủi ro xuống tối đa là 50%. Tỷ lệ đảm bảo (LTV) cũng được điều chỉnh từ 100% trở lên và tỷ lệ thu nhập (DSC) trên 35%.
Trên cơ sở ý kiến của ĐBQH và đề xuất của Chính phủ, UBTVQH chỉnh lý dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) theo hướng giao thẩm quyền cho NHNN xem xét, quyết định đặt Tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt khi thuộc các trường hợp được quy định cụ thể trong dự thảo luật…
Ngân hàng nhà nước đã tích cực chỉ đạo các ngân hàng thương mại tập trung thực hiện cho vay, giải ngân đối với các dự án bất động sản đủ điều kiện; triển khai các gói tín dụng hỗ trợ cho vay đối với dự án nhà ở xã hội, cải tạo xây dựng chung cư cũ. Tuy nhiên, theo phản ánh của các hiệp hội, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thì việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các doanh nghiệp vẫn còn hạn chế, theo Bộ Xây dựng.