Phối cảnh dự án Lụm Hà Nội |
Kể từ đầu tháng 3/2024, thị trường bất động sản “nóng” lên khi Công ty TNHH Thương mại và Phát triển kinh doanh Ánh Sao (Công ty Ánh Sao), thành viên của CapitaLand và cũng là chủ đầu tư dự án Lumi Hà Nội công bố bắt đầu triển khai dự án.
Đáng chú ý, khi dự án mới bắt đầu triển khai, nghĩa là chưa đủ điều kiện để mở bán, trên mạng xã hội, thông tin chào bán căn hộ tại Lumi Hà Nội được đăng tải rộng rãi. Giá bán được giới thiệu từ 66 triệu đồng/m2. Đáng chú ý, đơn vị môi giới mời chào khách hàng “booking” 100 triệu đồng để giữ chỗ.
Với việc dự án chưa hoàn thiện móng, Lumi Hà Nội có dấu hiệu huy động vốn trái phép. Hay nói cách khác, Lumi Hà Nội chưa đủ điều kiện mở bán.
Mới đây, Sở Xây dựng Hà Nội khẳng định, đến ngày 22/2/2024, Sở không nhận được văn bản, hồ sơ nào của chủ đầu tư đề nghị xác nhận nhà ở hình thành trong tương lai tại dự án Lumi Hà Nội tại phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm. Sở cũng không có văn bản nào xác nhận nhà ở hình thành trong tương lai đủ điều kiện mở bán đối với dự án này.
Sở Xây dựng Hà Nội không nhận được văn bản, hồ sơ nào của chủ đầu tư đề nghị huy động vốn theo quy định tại Khoản 3 Điều 19 Nghị định 99/2015/NĐ-CP đối với Dự án Lumi Hà Nội.
Do đó, Sở Xây dựng Hà Nội giao Thanh tra Sở thành lập Đoàn kiểm tra hoạt động huy động vốn của chủ đầu tư; trường hợp có vi phạm sẽ xử lý theo quy định tại Nghị định số 16/2022/NĐ-CP ngày 28/1/2022 của Chính phủ.
Công ty TNHH Thương mại và Phát triển kinh doanh Ánh Sao thành lập ngày 22/6/2015. Theo Giấy đăng ký kinh doanh gần nhất, chủ sở hữu của Công ty TNHH Thương mại và Phát triển Kinh doanh Ánh Sao là CVH Neuve, một doanh nghiệp có liên quan đến CapitaLand.
Từ ngày 29/1/2024, ông Wan Yoke Yee trở thành Tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật công ty thay cho ông Patrick Liau Kong Voon. Ông Wan Yoke Yee có địa chỉ ở Capital Tower, Singapore.
Nhìn lại thời gian trước, Công ty Ánh Sao có hành trình dài thua lỗ. Năm 2022, doanh nghiệp báo lỗ 485 tỷ đồng, tăng mạnh so với con số lỗ 295 tỷ đồng của năm 2021. Tính tới ngày 31/12/2022, chủ đầu tư dự án Lumi Hà Nội gánh lỗ lũy kế 717 tỷ đồng. Vì vậy, tuy vốn góp đạt tới 1.430 tỷ đồng nhưng vốn chủ sở hữu chỉ là 713 tỷ đồng vì bị thua lỗ “ăn mòn”.
Trong khi vốn chủ sở hữu giảm 485 tỷ đồng, tương đương 40,5% so với năm 2021 thì nợ phải trả lại tăng mạnh 491 tỷ đồng, tương đương 8,7% lên 6.143 tỷ đồng.
Như vậy, nợ phải trả cao gấp 8,6 lần vốn chủ sở hữu và chiếm 89,6% tổng nguồn vốn công ty. Có thể thấy nguồn vốn hoạt động của Công ty Ánh Sao chủ yếu được tài trợ bởi nợ.
Trong tổng nợ của doanh nghiệp, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất, lên tới 94,8%. Điều đó cho thấy áp lực dòng tiền của Công ty Ánh Sao là rất lớn. Bên cạnh đó, chỉ tiêu vay và nợ thuê tài chính dài hạn của công ty là 146 tỷ đồng.
Với khối nợ khổng lồ, chi phí lãi vay hàng năm của Công ty Ánh Sao là rất lớn. Chỉ tiêu này lần lượt lên tới 498 tỷ đồng và 287 tỷ đồng trong năm 2022 và 2021. Đây là một trong những nguyên nhân khiến chủ đầu tư Lumi Hà Nội thua lỗ.
Bên cạnh đó, dòng tiền yếu của Công ty Ánh Sao còn được thể hiện qua số lượng tiền mặt. Tại ngày 31/12/2022, chỉ tiêu tiền và các khoản tương đương tiền của Ánh Sao chỉ là 162 triệu đồng.
Hiện nay sự chênh lệch giữa các khoản vay của ngân hàng thương mại cổ phần và ngân hàng thương mại nhà nước khá là lớn (từ 4-5%); do đó, doanh nghiệp mong muốn có sự thu hẹp khoảng cách này và nếu được thì các chi phí vay vốn giảm hơn nữa để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phục hồi.
Theo báo cáo vừa được công bố, năm 2023, Vinaconex - ITC lỗ sau thuế gần 287 tỷ đồng. Đây là khoản lỗ lớn nhất của doanh nghiệp này kể từ khi hoạt động từ năm 2008 đến nay.
Theo danh sách vừa được công bố, hiện trên địa bàn TP.Hà Nội có 60.757 đơn vị, doanh nghiệp nợ bảo hiểm, với mức nợ thấp nhất hơn 1,2 triệu đồng đến cao nhất là hơn 57 tỷ đồng; trong đó có nhiều doanh nghiệp bất động sản.
Năm 2024, ngành thép được dự báo sẽ bước vào một chu kỳ phục hồi mới với sản lượng tiêu thụ thép tăng mạnh nhờ được hỗ trợ từ sự phục hồi của nền kinh tế vĩ mô và thị trường bất động sản…
Theo tài liệu vừa được công bố, trong năm nay, doanh nghiệp do ông Đặng Thành Tâm ngồi ghế Chủ tịch đặt mục tiêu tổng doanh thu 9.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 4.000 tỷ; tăng lần lượt 53% và 80% so với năm 2023.
Loạt dự án được nêu tên nằm trong kế hoạch hợp tác phát triển, chuyển nhượng hoặc bán cổ phần, gồm: Dự án Khu du lịch Bãi Bụt - Sơn Trà do Công ty cổ phần Hải Duy (công ty con của LDG) làm chủ đầu tư; Dự án khu chung cư lô C1 tại phường Bình An, TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương...
Theo Bộ Tài chính, tính đến tháng 02/2024, đã có 77 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp theo Quyết định số 360/QĐ-TTg ngày 17/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
Công ty CP Đầu tư Golden Hill (Golden Hill Invest) ngày 5/3 đã có văn bản gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) thông báo về việc thay đổi điều kiện, điều khoản của mã trái phiếu GHICB2124001.
Nếu giao dịch thành công, ước tính số tiền Taseco Land sẽ thu được về khoảng 40,3 tỷ đồng.
Cuối năm 2023, Công ty cổ phần Kinh doanh F88, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cho vay tài chính phát hành lô trái phiếu trị giá 100 tỷ đồng trong bối cảnh kinh doanh thua lỗ và nợ vay lớn.