Ngày 27/5, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có văn bản chấp thuận cho Công ty Cổ phần Cáp treo Vũng Tàu tiếp tục triển khai thi công hạng mục đê chắn sóng và san lấp mặt bằng khu vực nhà ga cáp treo ở Bãi Trước, TP. Vũng Tàu.
Báo Laodong cho biết, sau khi xem xét các đề nghị của Sở Xây dựng, UBND tỉnh đã chấp thuận cho Công ty Cổ phần Cáp treo Vũng Tàu tiếp tục tổ chức thi công hạng mục đê chắn sóng và san lấp mặt bằng thuộc dự án Cụm dịch vụ ga cáp treo và Thủy cung Hòn Ngưu theo thiết kế đã được thẩm định và giấy phép xây dựng đã được cấp.
UBND tỉnh yêu cầu chủ đầu tư phải có thông báo thời gian thi công, kèm phương án, biện pháp thi công gửi đến các cơ quan liên quan để nắm bắt, theo dõi. Các sở, ban, ngành và UBND TP. Vũng Tàu kiểm tra việc thi công của chủ đầu tư bảo đảm đúng quy định pháp luật về xây dựng, đầu tư, bảo vệ môi trường, an toàn thi công và các nội dung khác liên quan.
Theo tìm hiểu, Cụm dịch vụ ga cáp treo và thủy cung Hòn Ngưu là một dự án thành phần trong tổng thể khu du lịch, văn hóa, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng Hồ Mây Park do Công ty cổ phần cáp treo Vũng Tàu làm chủ đầu tư.
Dự án rộng 6,7 ha, khi hoàn thành sẽ phục vụ 3.000-5.000 người mỗi ngày; trong đó, ngoài khách sạn 5 sao 22 tầng, có nhà thủy cung, khu thể thao biển - bãi tắm, khu hồ tắm nhân tạo, bãi xe, cây xanh... Dự án có tổng mức đầu tư 50 triệu USD (hơn 1.100 tỷ đồng).
Để xây dựng thủy cung, chủ đầu tư cần san lấp từ bờ ra biển khoảng 200 m, với diện tích lấn biển khoảng 3 ha. Tháng 8/2019, khi doanh nghiệp thi công, người dân địa phương đã phản đối vì lo ngại cảnh quan biển bị ảnh hưởng. Sau đó, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu yêu cầu tạm ngưng thi công để rà soát hồ sơ pháp lý dự án.
Tiếp đó, 17/10/2019, đoàn công tác do Sở Xây dựng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng đã có buổi làm việc với đại diện Cty CP Du lịch cáp treo Vũng Tàu - chủ đầu tư Thủy Cung Hòn Ngưu (VCCT) để thông báo về việc tạm ngưng dự án lấp biển do quyền Chủ tịch UBND tỉnh ban hành ngày 15/10. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, đoàn đã phát hiện chủ đầu tư đang tự ý san, gạt một diện tích lớn trên đỉnh núi Lớn để xây dựng khu biệt thự mà chưa được cấp phép.
Theo hiện trạng, một diện tích lớn lên tới vài ngàn mét vuông trên đỉnh núi đã được đơn vị chủ đầu tư san, gạt để phục vụ dự án xây dựng khu biệt thự nghỉ dưỡng. Ngoài ra, tại hiện trường còn có một căn biệt thự mẫu đang xây dựng gần xong.
Sau đó, ông Vũ Hồng Thuấn - Phó chủ tịch UBND TP. Vũng Tàu đã ký quyết định xử phạt Công ty cổ phần du lịch cáp treo Vũng Tàu với người đại diện theo pháp luật là ông Đậu Văn Hóa - Chủ tịch HĐQT mức phạt là 40 triệu đồng./.
Hàng loạt khu dân cư, khu đô thị, khu nhà ở…, trong đó nhiều dự án có tổng mức đầu tư lên tới hơn 1.000 tỷ đồng tiếp tục được các tỉnh thông báo tìm nhà đầu tư hoặc công bố nhà đầu tư đăng ký. Đáng chú ý, trong các đợt mở hồ sơ, nhiều dự án chỉ có duy nhất một nhà đầu tư.
Địa điểm thực hiện dự án tại các xã Tô Hiệu, Nghiêm Xuyên, Thắng Lợi và Dũng Tiến, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội.
Do hầu hết các lô đất ở trong dự án trước đây được duyệt có diện tích lớn từ 500-1.000m2 đến nay không còn phù hợp với nhu cầu thị trường, cho nên chia nhỏ thành các lô đất có diện tích trung bình từ khoảng 200÷450m2 /lô đất.
Lý do là nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động dự án, phù hợp quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 48 Luật Đầu tư năm 2020.
Các dự án này gồm: Khu chức năng đô thị Thượng Cát, phường Thượng Cát, Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm; xã Tân Lập, huyện Đan Phượng rộng 138,94 ha với tổng mức đầu tư 18.525 tỷ đồng.
Tính đến ngày 30/4/2024, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã nhận được 163 văn bản, gồm: 9 văn bản của 7 địa phương; 132 văn bản của 79 doanh nghiệp; 2 văn bản của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM và 20 văn bản của người dân báo cáo khó khăn, vướng mắc và kiến nghị liên quan đến 193 dự án bất động sản.
Khách sạn Lâu đài Tam Đảo được biết đến là “biểu tượng” của thị trấn Tam Đảo trong những năm qua, khách du lịch trong và ngoài nước đến với thị trấn Tam Đảo đều muốn được ngắm nhìn lâu đài này trong sương giữa ngàn mây núi rừng Tam Đảo nhưng sau khi hoàn thành, khách sạn này vẫn chưa được đưa vào khai thác, đã sang tên chủ khác.
Hàng loạt khu dân cư, khu đô thị, khu nhà ở… tiếp tục được các tỉnh thông báo tìm nhà đầu tư hoặc công bố nhà đầu tư đăng ký; trong khi đó, loạt dự án có tổng mức đầu tư lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng giữa Thủ đô lại “vắng bóng” nhà đầu tư.
Một số dự án có quy mô lớn chuẩn bị kêu gọi đầu tư gồm: Dự án khu nhà ở tại lô đất ký hiệu 7, phía Tây đường Hùng Vương, xã Bình Kiến, TP. Tuy Hòa quy mô 2.579 tỷ đồng; dự án tổ hợp khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp An Hòa Hải quy mô 4.200 tỷ đồng…
Sáng 16/5, tại cuộc làm việc giữa Đại biểu Quốc hội TPHCM với UBND Thành phố để chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV diễn ra trong ít ngày tới, đại diện Sở Xây dựng Thành phố thông tin về giải pháp đối với các căn hộ tái định cư và đất nền đang bỏ trống trên địa bàn.