Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh vừa ký Văn bản số 3766/UBND-ĐT ngày 14/11/2024 về việc triển khai thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 06/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công kéo dài; khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát.
Tại văn bản trên, lãnh đạo Hà Nội giao các sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã triển khai rà soát, thống kê toàn bộ các dự án, công trình tồn đọng, dừng thi công kéo dài, chậm triển khai, chậm đầu tư xây dựng, chưa hoàn chỉnh theo dự án, quy hoạch được duyệt; các khu công viên đã đầu tư xây dựng nhưng chưa khai thác, sử dụng các ô đất quy hoạch công viên chưa đầu tư xây dựng…) trên cơ sở đó báo cáo rõ nguyên nhân, xây dựng kế hoạch, biện pháp khắc phục, xử lý ngay, dứt điểm các vướng mắc, tồn tại, có báo cáo bằng văn bản gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 25/11/2024 để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố.
Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị thực hiện; tổng hợp, phân loại các dự án đầu tư, nguyên nhân tồn đọng, dừng thi công kéo dài, đề xuất phương án xử lý, giải quyết, báo cáo UBND Thành phố trước ngày 30/11/2024.
Đồng thời, rà soát, thống kê toàn bộ các công trình trụ sở, công sở, diện tích nhà thuộc sở hữu nhà nước không sử dụng hoặc sử dụng chưa hiệu quả thuộc phạm vi, địa bàn quản lý, nhất là đối với các công trình công sở, trụ sở sau khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính; đề xuất kế hoạch, biện pháp khắc phục, sắp xếp, khai thác có hiệu quả các công trình này (trong đó xác định rõ trách nhiệm, nội dung công việc, tiến độ, thời gian hoàn thành, cơ quan đơn vị thực hiện để làm cơ sở đôn đốc, kiểm tra, giám sát và đánh giá); có báo cáo bằng văn bản gửi về Sở Tài chính trước ngày 25/11/2024 để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố.
Khảo sát của người viết cho thấy, hiện nay Hà Nội đang tồn tại rất nhiều khu “đất vàng”, dự án xây dở dang bị bỏ hoang cả chục năm gây lãng phí tài nguyên và ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của người dân.
Điển hình, dự án Apex Tower nằm trên đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, được khởi công từ năm 2008 và dự kiến hoàn thành năm 2012 nhưng đến nay, dự án mới chỉ hoàn thiện phần thô, bị bỏ hoang suốt nhiều năm.
Dự án Usilk City ở mặt đường Tố Hữu, quận Hà Đông, cũng ở tình trạng tương tự. Đã 16 năm kể từ khi khởi công, đến nay, 4 tòa nhà với hàng nghìn căn hộ vẫn dở dang.
Hay dự án VietinBank Tower nằm trong Khu đô thị Ciputra cũng trong tình trạng tương tự.
Theo tìm hiểu, năm 2010, dự án Vietinbank Tower được khởi công với tổng vốn đầu tư 10.267 tỷ đồng. Dự án được xây dựng trên diện tích khu đất gần 30.000 m2 gồm 2 tòa tháp. Tòa tháp thứ nhất cao 68 tầng được thiết kế và dùng làm trụ sở làm việc chính của VietinBank. Tòa tháp thứ hai cao 48 tầng.
Dự án dự kiến hoàn thành vào năm 2014. Tuy nhiên đến nay vẫn đang dang dở, chỉ là khối sắt khổng lồ “đắp chiếu” trong thời gian dài.
Theo báo cáo, trên địa bàn thành phố hiện có tổng số 712 dự án chậm triển khai, trong đó đã có 705 dự án với tổng diện tích 11.345 ha đất đã có kết luận thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm và chỉ đạo xử lý, giao các đơn vị tiếp tục giám sát, đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ đầu tư, đưa đất vào sử dụng./.
Công trình xanh tại Việt Nam đã tăng lên đáng kể mỗi năm nhưng so với tổng số công trình được xây dựng hằng năm thì vẫn còn khá khiêm tốn.
Sau 2 năm phải tạm dừng, mới đây, chủ đầu tư dự án Hanoi Melody Residences đã xin phép thi công trở lại. Hiện nhiều môi giới đang rao bán căn hộ tại dự án với mức giá từ 60 - 70 triệu đồng/m2, tăng gấp đôi so với trước đây.
Việc thí điểm cho phép doanh nghiệp được mua đất không phải đất ở để làm dự án nhà ở là cơ chế đúng đắn, không chỉ tháo gỡ khó khăn về pháp lý cho các dự án nhà ở thương mại đang bị “kẹt” vì không có yếu tố đất ở, mà còn tăng khả năng tiếp cận đất đai, khuyến khích nhà đầu tư phát triển dự án…
Doanh nghiệp này cho biết đang đàm phán, triển khai các thủ tục pháp lý để đủ điều kiện chuyển nhượng dự án, một phần dự án cho các đối tác trong quý IV/2024.
Với giá đất trung bình chỉ từ 25-30 triệu đồng/m2, tích hợp vô vàn tiện ích, phân khu thấp tầng Kim Tiền tại Đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City vừa ra mắt đã đáp ứng trúng kỳ vọng của giới đầu tư miền Bắc.
Sau kiểm tra, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội xác nhận công trình tại dự án đầu tư công trình hỗn hợp thương mại, văn phòng và nhà ở tại số 22-24 Hàng Bài và số 25+27 phố Hai Bà Trưng đảm bảo quy định về điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán nhà ở, công trình xây dựng theo quy định.
Khu tổ hợp Phú Diễn (Ecity Phú Diễn) tại phường Phú Diễn và dự án Tổ hợp dịch vụ công cộng, thương mại kết hợp nhà ở cao cấp Tây Hồ Tây tại lô đất H4HH1 Khu đô thị Tây Hồ Tây vừa được duyệt bổ sung vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của UBND quận Bắc Từ Liêm.
Chính quyền huyện Lương Sơn (Hòa Bình) vừa tổ chức cưỡng chế thu hồi đất thực hiện dự án Khu đô thị sinh thái và dịch vụ Cửu Long tại xã Cư Yên.
Trường hợp dự án, phần dự án bất động sản không đủ điều kiện chuyển nhượng thì Sở Xây dựng có văn bản thông báo rõ lý do cho chủ đầu tư dự án. Trường hợp dự án, phần dự án bất động sản đủ điều kiện chuyển nhượng thì Sở Xây dựng trình UBND Thành phố xem xét, quyết định.
Nằm trong Khu đô thị Hinode Royal Park tại xã Kim Chung và xã Di Trạch, huyện Hoài Đức (Hà Nội), The Wisteria được quảng bá là dự án chung cư cao cấp, tuy nhiên khách hàng vẫn chưa mặn mà để xuống tiền chốt căn hộ.