UBND Thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 3861/UBND-TNMT về việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 3 mỏ cát: Châu Sơn, Liên Mạc và Tây Đằng - Minh Châu.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 1087/CĐ-TTg ngày 11/11/2023 về việc kiểm tra kết quả đấu giá cấp quyền khai thác 3 mỏ cát (Liên Mạc, Châu Sơn và Tây Đằng - Minh Châu) trên địa bàn Hà Nội vừa được tổ chức ngày 5/11, UBND thành phố đã có Công văn số 3861/UBND-TNMT yêu cầu Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội chủ trì cùng các sở, ngành và các đơn vị liên quan kiểm tra, rà soát ngay toàn bộ quá trình khảo sát, đánh giá trữ lượng mỏ, lập hồ sơ và tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở 3 mỏ cát trên theo đúng quy định pháp luật, bảo đảm chặt chẽ, theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; báo cáo UBND thành phố kết quả thực hiện trước ngày 17/11/2023.
UBND thành phố yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội phải kiểm tra, rà soát toàn bộ Giấy phép khai thác cát cấp trên địa bàn đã hết thời hạn khai thác, báo cáo hiện trạng, cơ sở pháp lý, việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản; nghĩa vụ tài chính về đất đai, môi trường, khoáng sản; đóng cửa mỏ theo quy định.
Trên cơ sở đó, báo cáo đề xuất UBND thành phố đưa vào Kế hoạch khai thác khoáng sản của thành phố đối với các mỏ còn trữ lượng khai thác nhưng hết thời hạn; không gia hạn giấy phép khai thác cát, không cấp giấy phép đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật theo Chỉ thị số 15/CT-UBND ngày 05/9/2022 của UBND thành phố.
Đối với các mỏ cát chưa hết thời hạn khai thác, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật có liên quan của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động khai thác khoáng sản; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; tổng hợp báo cáo và đề xuất UBND thành phố chỉ đạo thực hiện các biện pháp quản lý trong hoạt động khai thác khoáng sản.
Công an thành phố và UBND các quận, huyện tăng cường tuần tra, kiểm soát ngăn chặn, phát hiện, điều tra xử lý nghiêm hành vi khai thác cát, khoáng sản trái phép, báo cáo thường xuyên theo quy định.
Trước đó, ngày 5/11, Trung tâm Phát triển quỹ đất Hà Nội (thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội) đã tổ chức Phiên đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 3 điểm mỏ cát tại huyện Ba Vì và quận Bắc Từ Liêm gồm Châu Sơn, Tây Đằng - Minh Châu và Liên Mạc.
Phiên đấu giá đã thu hút sự quan tâm của dư luận khi thời gian đấu giá được kéo dài từ 9 giờ ngày 5/11 xuyên đêm đến khoảng 6 giờ ngày 6/11 với tổng số tiền trúng đấu giá dự kiến thu về cho ngân sách thành phố lên đến gần 1.700 tỷ đồng, cao gấp nhiều lần giá khởi điểm.
Cụ thể, tại mỏ cát Châu Sơn, qua 89 vòng đấu giá thì giá trúng là 396,865 tỷ đồng, gấp hơn 137 lần giá khởi điểm; tại mỏ cát Liên Mạc, sau 53 vòng, giá trúng là 408,290 tỷ đồng, gấp gần 200 lần giá khởi điểm; Mỏ Tây Đằng - Minh Châu qua 21 vòng đấu, tiền đấu trúng là 883,93 tỷ đồng, gấp gần 46 lần giá khởi điểm.
Cũng theo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, từ nay đến cuối năm, Trung tâm Phát triển quỹ đất Hà Nội tiếp tục tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 2 điểm mỏ cát (3 mỏ cát) trên địa bàn huyện Ba Vì, gồm: Mỏ Cổ Đô 1 và Cổ Đô 2 (xã Cổ Đô, xã Phú Cường). Nếu năm 2023 chưa thực hiện đấu giá hết các khu vực mỏ đã được phê duyệt trên thì sẽ được chuyển sang đấu giá trong thời gian tiếp theo.
Ngày 11/11/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 1087/CĐ-TTg về việc tăng cường quản lý thực hiện đấu giá quyền cấp quyền khai thác khoáng sản, khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường.
Công điện nêu, trên địa bàn TP. Hà Nội vừa qua, kết quả trúng đấu giá cấp quyền khai thác 3 mỏ cát: Liên Mạc, Châu Sơn và Tây Đằng - Minh Châu cao gấp nhiều lần so với giá khởi điểm, có yếu tố bất thường, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm, có thể tạo ra hiệu ứng đối với phát triển KT-XH và thị trường vật liệu xây dựng.
Để công tác quản lý khai thác khoáng sản, nhất là khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường chặt chẽ và đúng quy định của pháp luật, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Chủ tịch UBND TP. Hà Nội chỉ đạo rà soát ngay toàn bộ quá trình khảo sát, đánh giá trữ lượng mỏ, làm hồ sơ và tổ chức đấu giá cấp quyền khai thác 3 mỏ cát trên bảo đảm chặt chẽ đúng pháp luật, tuyệt đối không để các tổ chức, cá nhân lợi dụng sơ hở trong công tác quản lý để trục lợi, thất thoát, lãng phí, lợi ích nhóm.
Thùy Chi
Đây là dự án có quy mô khoảng 2.000 căn hộ, dự kiến doanh thu khi hoàn thành sẽ vào khoảng 1 tỷ USD (tương đương gần 25.000 tỷ đồng).
UBND TP. Hà Nội phê bình thủ trưởng các sở, ban, ngành thành phố; chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã để xảy ra các tồn tại, hạn chế, thiếu sót trong xử lý các cơ sở không bảo đảm yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn.
Sở Xây dựng Hà Nội đề xuất tăng lợi nhuận định mức làm nhà xã hội lên 15-20% thay vì 10% như cũ để bảo đảm nguồn cung.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã có Quyết định số 1416/QĐ-EVN về việc điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, theo đó giá bán lẻ điện bình quân là 2006,79 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế VAT) từ ngày 9/11/2023. Mức điều chỉnh này tương đương mức tăng 4,5% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành.
Thủ tướng yêu cầu UBND thành phố Hà Nội rà soát ngay việc Hà Nội đấu giá khai thác 3 mỏ cát; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, ngăn chặn hành vi lợi dụng đấu giá để đẩy giá, gây nhiễu loạn thị trường, trục lợi.
Sáng ngày 11/11/2023 tại huyện Đông Anh, Hà Nội, Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội (NHSC) – liên doanh giữa Tập đoàn BRG (Việt Nam) và Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) – đã chính thức công bố triển khai Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội, dự án biểu trưng cho tình hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản nhân dịp chào mừng kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa 2 nước ( 1973-2023).
Chiều 9/11, ông Nguyễn Trung Hiếu, Phó Giám đốc Ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM (MAUR) thông tin tới báo chí về dự án Metro số 1.
Từ hôm nay (9/11), giá bán lẻ điện bình quân tăng lên mức 2006,79 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng), tương đương mức tăng 4,5% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành.
Nhấn mạnh dự án sân bay Long Thành đã “vắt qua 3 nhiệm kỳ”, đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa lo ngại sẽ chậm tiến độ hoàn thành giai đoạn 1 dự kiến vào năm 2025 và muốn “có một sự cam kết thật rõ từ phía Chính phủ.”
Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an TP Hà Nội đề nghị người dân, tổ chức cảnh giác khi nhận các cuộc gọi điện thoại từ người lạ, tự xưng là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Sở Tài nguyên và Môi trường để thông báo, yêu cầu bổ sung, cung cấp thông tin cá nhân qua điện thoại...