LTS: Trong bài viết “Chống lãng phí” mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh, hiện nay, một số dạng thức của lãng phí đang nổi lên gay gắt. Cụ thể, chất lượng xây dựng, hoàn thiện pháp luật chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong công cuộc đổi mới dẫn đến khó khăn, cản trở việc thực thi, gây thất thoát, lãng phí các nguồn lực.

Cùng với đó, tình trạng lãng phí thời gian, công sức của doanh nghiệp, cá nhân khi thủ tục hành chính rườm rà, dịch vụ công trực tuyến chưa thuận tiện và thông suốt. Lãng phí cơ hội phát triển của địa phương, của đất nước do bộ máy nhà nước có nơi, có lúc hoạt động chưa hiệu quả, một bộ phận cán bộ nhũng nhiễu, thiếu năng lực, né tránh, đùn đẩy công việc, sợ trách nhiệm; do chất lượng, năng suất lao động thấp.

Lãng phí tài nguyên thiên nhiên; lãng phí tài sản công do quản lý, sử dụng chưa hiệu quả, trong đó giải ngân vốn đầu tư công; cổ phần hóa, xử lý thoái vốn của các doanh nghiệp nhà nước; sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước, các dự án sử dụng nhiều tài nguyên đất và nước; thực hiện các chương trình, mục tiêu quốc gia, các gói tín dụng hỗ trợ phát triển an sinh xã hội hầu hết rất chậm. Lãng phí trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng của Nhân dân diễn ra dưới nhiều hình thức.

Theo Tổng Bí thư, lãng phí gây suy giảm nguồn lực con người, nguồn lực tài chính, giảm hiệu quả sản xuất, tăng gánh nặng chi phí, gây cạn kiệt tài nguyên, gia tăng khoảng cách giàu nghèo. Hơn thế, lãng phí còn gây suy giảm lòng tin của người dân với Đảng, Nhà nước, tạo rào cản vô hình trong phát triển kinh tế - xã hội, bỏ lỡ thời cơ phát triển của đất nước.

“Căn bệnh” lãng phí đã “lây lan” đến nhiều nơi, nhiều lĩnh vực. Hàng nghìn dự án, công trình bị “đắp chiếu” nằm phơi nắng, phơi mưa là mối hoạ lớn cho đất nước…

Bộ Chính trị cũng đã ban hành Quy định số 191 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (thay thế Quy định số 32/2021) và Quyết định số 192 kiện toàn Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Qua quá trình nghiên cứu, khảo sát, và từ thực tiễn, chúng tôi đăng tải tuyến bài viết về các dự án bất động sản bỏ hoang gây lãng phí và bức xúc cho người dân, với mong muốn góp thêm tiếng nói vào việc đẩy nhanh tiến độ dự án, khơi thông nguồn lực để tránh lãng phí tài sản, tài nguyên đất đai của doanh nghiệp và Nhà nước.

Khu đất được phê duyệt xây dựng dự án Nhà ở cao tầng để bán tại thị trấn Văn Điển (Thanh Trì, Hà Nội) của Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt (Tập đoàn Bảo Việt) có diện tích gần 3.200 m2.
Khu đất được phê duyệt xây dựng dự án Nhà ở cao tầng để bán tại thị trấn Văn Điển (Thanh Trì, Hà Nội) của Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt (Tập đoàn Bảo Việt) có diện tích gần 3.200 m2.
Nằm trong ngõ 265 Ngọc Hồi, gần trung tâm thương mại Thanh Trì.
Nằm trong ngõ 265 Ngọc Hồi, gần trung tâm thương mại Thanh Trì.
Và cách đường Ngọc Hồi vài chục mét - dự án nằm cách tuyến phố trung tâm của Hà Nội là Giải Phóng chỉ hơn 1km nên được coi là một trong những khu
Và cách đường Ngọc Hồi vài chục mét - dự án nằm cách tuyến phố trung tâm của Hà Nội là Giải Phóng chỉ hơn 1km nên được coi là một trong những khu "đất vàng" của Hà Nội còn xót lại để xây dựng nhà cao tầng.
Tuy nhiên, từ khi dự án được giao về tay đến nay, Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt (Tập đoàn Bảo Việt) vẫn quây tôn, bỏ mặc cho đất hoang hóa.
Tuy nhiên, từ khi dự án được giao về tay đến nay, Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt (Tập đoàn Bảo Việt) vẫn quây tôn, bỏ mặc cho đất hoang hóa.
Bên trong khu đất, cỏ dại mọc đầy.
Bên trong khu đất, cỏ dại mọc đầy.
Một số căn nhà bị thu hồi trong dự án xuống cấp, dột nát do không có người ở lâu ngày.
Một số căn nhà bị thu hồi trong dự án xuống cấp, dột nát do không có người ở lâu ngày.
Hành lang dãy nhà loang lổ vữa bong chóc.
Hành lang dãy nhà loang lổ vữa bong tróc.
Do
Do "đất vàng" bị bỏ hoang nhiều năm cho nên nhiều hộ dân xung quanh tranh thủ mang rau ra trồng.
Liên quan đến dự án này, tại Kết luận thanh tra số 727/KL-STNMT- TTr ngày 8/4/2019 và Kết luận số 2126/KLKT- STNMT-TTR ngày 7/4/2022, Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội đã kết luận, dự án chưa được đầu tư xây dựng và tiến độ đã hết.
Liên quan đến dự án này, tại Kết luận thanh tra số 727/KL-STNMT- TTr ngày 8/4/2019 và Kết luận số 2126/KLKT- STNMT-TTR ngày 7/4/2022, Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội đã kết luận, dự án chưa được đầu tư xây dựng và tiến độ đã hết.
Tại quyết định số 4369/QĐ-UBND ngày 31/8/2023, dự án được gia hạn thêm 24 tháng do nguyên nhân bất khả kháng.
Tại quyết định số 4369/QĐ-UBND ngày 31/8/2023, dự án được gia hạn thêm 24 tháng do nguyên nhân bất khả kháng.
Tuy nhiên, tại Thông báo số 471/TB-VP ngày 11/10/2023, lãnh đạo TP. Hà Nội giao Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục kiểm tra, giám sát; trường hợp hết thời gian gia hạn sử dụng mà chưa đưa đất vào sử dụng thì lập hồ sơ thu hồi đất, báo cáo UBND TP theo quy định. Tuy nhiên, đến nay, thời hạn gia hạn sắp hết nhưng khu đất vẫn để hoang cho cỏ mọc.
Tuy nhiên, tại Thông báo số 471/TB-VP ngày 11/10/2023, lãnh đạo TP. Hà Nội giao Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục kiểm tra, giám sát; trường hợp hết thời gian gia hạn sử dụng mà chưa đưa đất vào sử dụng thì lập hồ sơ thu hồi đất, báo cáo UBND TP theo quy định. Tuy nhiên, đến nay, thời hạn gia hạn sắp hết nhưng khu đất vẫn để hoang cho cỏ mọc.