Thứ 6 ngày 22 tháng 11 năm 2024 / 11:39

Nhiều ngân hàng dự tính chia cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông

Nhiều ngân hàng mới đây đã công bố kế hoạch trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông sau 3 năm không chia cổ tức bằng tiền theo chỉ thị của NHNN.

Nhiều ngân hàng dự tính chia cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông |

Nhiều ngân hàng dự tính chia cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông

|

Thị trường bất động sản

|

Giá nhà đất

|

Chính sách bất động sản

|

Dự án mới

|

Xu hướng đầu tư bất động sản

|

Bất động sản xanh

|

Nguồn cung và cầu

|

Bất động sản nghỉ dưỡng

|

Tỷ suất lợi nhuận

|

Tình trạng pháp lý

|

Nhà ở xã hội

|

Bất động sản công nghiệp

|

Hà Nội

|

Hưng Yên

|

Bắc Ninh

|

Bình Dương

|

Hồ chí Minh. Bất động sản

|

Mua bán nhà đất

|

Chung cư

|

Đất nền

|

Căn hộ cao cấp

|

Khu đô thị

|

Nhà phố

|

Đầu tư bất động sản

|

Cho thuê nhà

|

Văn phòng cho thuê

|

Sổ đỏ

|

sổ hồng

|

Dự án bất động sản

|

Phân lô bán nền

|

Tư vấn bất động sản

|

Môi giới nhà đất

|
201909300137chtienmat-1748.jpeg

Trong bối cảnh dịch COVID-19 đã qua đi, nền kinh tế cũng như sức khỏe doanh nghiệp đang hồi phục trở lại, NHNN cũng không còn mạnh tay siết chặt việc chia cổ tức của các ngân hàng.

Bước sang năm 2023, Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB - mã: VIB) đã quyết định chia cổ tức năm 2022 với tỷ lệ hơn 35%, bao gồm bằng tiền mặt và cổ phiếu, tổng giá trị hơn 2.107,6 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ 10% vốn điều lệ.

Nguồn vốn sử dụng để chia cổ tức là lợi nhuận chưa phân phối tại thời điểm 30/9/2022; trong đó, lợi nhuận để lại từ các năm trước chưa sử dụng là 565 tỷ đồng và lợi nhuận thuần lũy kế 3 quý đầu năm 2022 là hơn 1.542 tỷ đồng. Thời gian thực hiện chi trả tạm ứng cổ tức dự kiến là ngày 3/3/2023.

Hiện VIB cũng đã có thông báo đến cổ đông về ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ đông thực hiện quyền tham dự đại hội cổ đông thường niên năm 2023 là ngày 10/2/2023. VIB luôn là ngân hàng tiến hành đại hội cổ đông sớm vào giữa tháng 3 hàng năm.

VIB vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2022 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 10.580 tỷ đồng, tăng 32% so với năm trước. Hiệu suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE) liên tục đạt trên 30%. Kết quả tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng của VIB đến từ các mảng kinh doanh cốt lõi, đặc biệt là ngân hàng bán lẻ.

Mới đây, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank; mã: TPB) vừa thông báo về việc thay đổi kế hoạch trả cổ tức bằng tiền mặt. Cụ thể, TPBank lùi ngày đăng ký cuối cùng thực hiện quyền cho cổ đông hiện hữu để chi trả cổ tức từ ngày 21/2/2023 sang 21/3/2023.

Trước đó, TPBank đã lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản về việc chia cổ tức trong năm 2023. Đại hội đồng cổ đông TPBank đã thông qua phương án trả cổ tức 25% bằng tiền mặt.

Ngày thanh toán là 3/4/2023, nguồn vốn chi trả lấy từ lợi nhuận chưa phân phối, sau khi trích lập các quỹ theo báo cáo tài chính năm 2021 đã kiểm toán (hơn 5.486 tỷ đồng). Với khoảng 1,58 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, ước tính TPBank sẽ chi 3.955 tỷ đồng để trả cổ tức.

TPBank báo lợi nhuận tăng 30% trong năm 2022, đạt gần 7.900 tỷ đồng trước thuế nhờ gia tăng thu nhập phí và sự phục hồi của khách hàng được giãn nợ trong thời kỳ dịch bệnh nên dự phòng rủi ro giảm. Nhưng nếu so với kế hoạch đại hội cổ đông thường niên 2022 giao ngân hàng này vẫn chưa đạt kế hoạch lợi nhuận năm đưa ra là 8.200 tỷ đồng.

Tại buổi gặp gỡ nhà đầu tư cá nhân và cập nhật kết quả kinh doanh quý 4 cũng như cả năm 2022 mới đây, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank - mã: VPB) cho biết, Ngân hàng sẽ triển khai bán vốn cho nhà đầu tư chiến lược thông qua phát hành cổ phiếu trong năm 2023, qua đó củng cố nguồn vốn và là cơ sở để thực hiện chia cổ tức bằng tiền mặt. Năm 2022, VPBank đạt lợi nhuận hợp nhất trước thuế hơn 21.200 tỷ đồng, tăng gần 50% so với năm 2021.

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB - Mã: ACB) cũng có kế hoạch trả cổ tức năm 2022 với tỷ lệ tương tự năm 2021 là 25%; trong đó, dự kiến chia 10% bằng tiền mặt và 15% bằng cổ phiếu. Trong năm 2022, ACB đạt lợi nhuận trước thuế hợp nhất 17.114 tỷ đồng, tăng hơn 40% so với năm 2021.

Bên cạnh các nhà băng đã chốt kế hoạch trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông, một số ngân hàng vẫn giữ nguyên phương án chia cổ tức bằng cổ phiếu như những năm trước. Cụ thể, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank - mã: EIB) mới đây đã chốt ngày đăng ký cuối cùng nhận cổ tức bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 20% vào 20/2/2022. Theo đó, với hơn 1,229 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, Eximbank sẽ phát hành gần 245,9 triệu cổ phiếu để trả cổ tức, nâng vốn điều lệ lên 14.814 tỷ đồng.

Lãnh đạo Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank - mã: STB) tại ĐHCĐ năm 2022 cũng cho biết, lợi nhuận hợp nhất giữ lại đến cuối năm 2021 của ngân hàng là gần 9.000 tỷ đồng, gần bằng một nửa vốn điều lệ. Đây là số tiền có thể dùng để chia cổ tức cho cổ đông.

Tuy nhiên, Chủ tịch HĐQT Sacombank Dương Công Minh lại cho hay, ngân hàng muốn chia cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, nhưng chưa được NHNN phê duyệt. Dự kiến trong nửa đầu năm 2023, Sacombank có thể sẽ chia cổ tức.

"Ông lớn" Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank - mã: VCB) mới đây cũng thay vì trả cổ tức bằng tiền mặt đã lên kế hoạch phát hành tối đa gần 2,77 tỷ cổ phiếu để trả cổ tức, tăng vốn điều lệ thêm 58,4%, từ hơn 47.325 tỷ đồng lên trên 75.000 tỷ đồng.

Trước đó, Chỉ thị số 01 về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng trong năm 2023 do NHNN công bố, khác với 3 năm trước, cơ quan này không còn yêu cầu các ngân hàng thương mại không chia cổ tức bằng tiền mặt. Thay vào đó, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng chỉ khuyến khích các nhà băng trả cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, nâng cao năng lực tài chính và khả năng cấp tín dụng cho nền kinh tế, ổn định mặt bằng lãi suất thị trường.

Như vậy, khi dịch Covid-19 đã đi qua, nền kinh tế cũng như sức khỏe doanh nghiệp đang hồi phục trở lại, NHNN không còn mạnh tay siết chặt việc chia cổ tức của các ngân hàng.

Theo: chatluongvacuocsong.vn copy https://chatluongvacuocsong.vn/nhieu-ngan-hang-du-tinh-chia-co-tuc-bang-tien-mat-cho-co-dong-d103845.html