Tục xin lửa hay còn gọi là xin đỏ diễn ra đêm 11/1 âm lịch ở làng An Định, phường Yên Nghĩa (Hà Đông, Hà Nội). Vào ngày này, các bậc cao niên thắp hương làm lễ ở đình làng, xin hóa tất cả đồ vàng mã được người dân và khách thập phương cúng tế.
Đây là một nét đẹp văn hóa của người dân làng An Định từ hàng trăm năm nay, mang ý nghĩa cầu chúc một năm mới may mắn, sức khỏe và học hành đỗ đạt cho con cháu.
Theo cụ ông Nguyễn Bá Toàn (cụ đám làng An Định): "Không ai biết tục lệ này có từ bao giờ nhưng chúng tôi vẫn duy trì cho đến nay như một nét đẹp về văn hóa đầu năm mới. Theo đó, lễ xin đỏ được tổ chức vào tối 11 tháng Giêng âm lịch, tức là vào đêm giã đám của hội làng. Lúc này, người dân sẽ đem hương vào lễ thánh, toàn bộ vàng mã do người dân dâng lễ thánh sẽ được đem ra hóa vàng và người dân mang theo đồ để xin lửa từ lửa hóa vàng để mang về ban thờ nhà mình".
21h đêm vị cao niên đánh trống báo hiệu đến giờ tiến hành nghi lễ truyền thống từ ngàn xưa.
Ngọn đuốc được lấy từ trong Đình làng đưa ra để hóa toàn bộ vàng mã tạo thành đám lửa lớn cho người dân cùng lấy đưa về nhà.
Đúng 21h đêm 11 tháng Giêng, toàn bộ vàng mã do người dân cúng lễ từ ngày mùng 6 khai hội được đưa ra trước sân Đình.
Khi vàng mã được đốt, dân làng dùng hương lấy lửa.
Dân làng quan niệm, ai mang lửa về nhà mình nhanh nhất sẽ được may mắn nhiều, đỏ nhiều. Vì thế, mọi người đều cố gắng lấy bó hương to, giữ ngọn lửa lớn trên đường về, tránh để bị dập tắt.
Ở làng An Định, người dân cùng nhau lấy lửa, chia sẻ may mắn đầu năm trong những nụ cười tươi.
Do lửa lớn, nhiều người phải che chắn mặt để xin đỏ từ đám lửa lớn trước cửa đình. Nét khác biệt của "lấy đỏ" ở đây là ai cũng muốn xin lộc nhưng không hề có chuyện tranh giành như ở nhiều lễ hội khác. Mọi người thường vun lửa cho nhau, người ở trong sẽ đưa lửa cho người ở ngoài để thể hiện tình làng nghĩa xóm.
Anh Nguyễn Quốc Chính thắp ngay lên bàn thờ nhà mình cho biết: "Hàng năm, cứ vào ngày này là tôi lại ra xin lửa để về cắm trên bàn thờ gia tiên cầu xin một năm mới cho gia đình đều bình an, may mắn và có sức khoẻ. Người dân ở đây không chen lấn mà ngược lại, chia sẻ lửa cho nhau khi xin được từ lửa Đình ra".
Trúc Thi
Chiều ngày Mùng 2 Tết Quý Mão, hàng nghìn người đổ về phủ Tây Hồ (Hà Nội) cầu tài lộc, may mắn. Sáng nay khá vắng, từ 14h, dòng người nườm nượp đổ về đây, một bảo vệ tại phủ nói.
Đúng 0h ngày mùng 1 Tết Quý Mão 2023, nhiều địa phương tại Thủ đô Hà Nội đồng loạt bắn pháo hoa đón chào năm mới trong tiếng reo vang của người dân, khuôn mặt ai ai cũng ánh lên niềm hân hoan, rạng rỡ.
Sáng 20/1 (29 tháng Chạp), ngày đầu kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2023, đường phố Hà Nội trở nên vắng lặng, các phương tiện lưu thông dễ dàng qua những điểm đen ùn tắc khu vực nội thành.
Những ngày cận Tết Nguyên đán, "sức nóng" của việc đăng kiểm ôtô vẫn chưa hạ nhiệt. Ghi nhận tại Hà Nội, nhiều trung tâm đăng kiểm quá tải, ôtô xếp hàng dài cả trăm mét, người dân phải thức xuyên đêm để chờ tới lượt đăng kiểm.
Cây mai mạ vàng 24K có chiều cao 3 mét được ghi nhận kỷ lục lớn nhất Việt Nam đang được trưng bày và chào bán giá 5,5 tỷ đồng tại Hà Nội.
Sáng nay 11/1, UBND TP.Hà Nội tổ chức lễ thông xe dự án xây dựng tuyến đường bộ trên cao dọc đường Vành đai 2, đoạn cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở kết hợp với mở rộng theo quy hoạch đi bằng theo hình thức BT.
Chậu lan hồ điệp khổng lồ cao gần 7m với 3686 cành hoa, được 10 công nhân làm trong vòng nhiều ngày đang được chào bán với mức giá 1 tỷ 686 triệu đồng ở Hà Nội.
Để phục vụ nhu cầu chơi Tết của người dân Thủ đô, các sản phẩm đào rừng, nhất chi mai, mận... có nguồn gốc từ Sa Pa (Lào Cai), Sìn Hồ (Lai Châu) đã được bày bán tại chợ hoa xuân Tết Quý Mão 2023.
Sau khi quận Long Biên giao về phường Long Biên tạm quản, đến nay 2 lô đất nằm ở ngã tư đường Cổ Linh và Thạch Bàn mọc lên rất nhiều cửa hàng kinh doanh từ ăn uống cho đến bãi gửi xe, chậu cây hoa cảnh.
Dự án cầu vòm sắt qua hồ Linh Đàm có tổng mức đầu tư là 65 tỷ đồng, sau khi hoàn thành khoảng nửa năm cây cầu biến thành bãi đỗ xe ô tô, xả rác.