Theo tìm hiểu, năm 2010, dự án VietinBank Tower được khởi công với tổng vốn đầu tư 10.267 tỷ đồng. Dự án được xây dựng trên diện tích khu đất gần 30.000 m2 gồm 2 tòa tháp. Tòa tháp thứ nhất cao 68 tầng được thiết kế và dùng làm trụ sở làm việc chính của VietinBank. Tòa tháp thứ hai cao 48 tầng.

Theo tìm hiểu, năm 2010, dự án VietinBank Tower được khởi công với tổng vốn đầu tư 10.267 tỷ đồng. Dự án được xây dựng trên diện tích khu đất gần 30.000 m2 trong Khu đô thị Ciputra với 2 tòa tháp. Tòa tháp thứ nhất cao 68 tầng được thiết kế và dùng làm trụ sở làm việc chính của VietinBank. Tòa tháp thứ hai cao 48 tầng.

Dự án dự kiến hoàn thành vào năm 2014. Tuy nhiên đến nay dự án vẫn dang dở, chỉ là khối sắt khổng lồ “đắp chiếu” hàng chục năm.

Trước tình trạng trên, Bộ Xây dựng mới đây đã có Văn bản số 228/BXD-KTXD hướng dẫn Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) về việc điều chỉnh mức đầu tư dự án tòa nhà trụ sở chính VietinBank (VietinBank Tower) tại Tây Hồ, Hà Nội.

Tại văn bản trên, Bộ Xây dựng cho biết, nhận được văn bản ngày 9/12/2022 của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (ViettinBank) đề nghị hướng dẫn nội dung liên quan đến phạm vi, thẩm quyền phê duyệt tổng mức đầu tư xây dựng điều chỉnh dự án VietinBank Tower. Trước đề nghị trên, Bộ Xây dựng cho biết, việc điều chỉnh tổng mức đầu tư xây dựng (VietinBank Tower) áp dụng theo quy định theo khoản 2, Điều 9, Nghị định số 10 ngày 9/2/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Theo quy định này, tổng mức đầu tư xây dựng điều chỉnh gồm phần tổng mức đầu tư không điều chỉnh và phần tổng mức đầu tư điều chỉnh. Các nội dung liên quan đến phần tổng mức đầu tư điều chỉnh phải được thẩm định theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 10 trên. Thẩm quyền thẩm định tổng mức đầu tư xây dựng điều chỉnh thực hiện theo quy định về thẩm quyền thẩm định dự án điều chỉnh tại khoản 2, 3 Điều 19 Nghị định số 15 ngày 3/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

Hình ảnh các trang thiết bị, sắt thép của dự án đang hoen gỉ sau nhiều năm dự án bị bỏ hoang.

Cổng vào dự án ở sát cổng Khu đô thị Nam Thăng Long không còn biển hiệu.

Dự án hoang tàn cạnh lối vào tòa chung cư IA20.

Lớp tôn quây bên ngoài dự án đã bong tróc hết banner quảng cáo, chi chít sơn vẽ rao bán chung cư.

Dự án bỏ hoang nhiều năm khiến khu vực tiếp giáp đường trở thành nơi đổ rác.

Điều đáng nói là những năm trở lại đây, xung quanh dự án này có nhiều tòa nhà cao tầng được xây dựng, hoàn thiện.

Tuy nhiên, dự án của Viettinbank ngày càng hoang tàn, xuống cấp.

Khu đô thị Nam Thăng Long hay còn gọi là Ciputra Hà Nội, là dự án bất động sản đầu tư nước ngoài lớn nhất ở Việt Nam cho tới trước năm 2007. Khu đô thị Ciputra Hà Nội được quy hoạch với diện tích rộng 323ha, do Tập đoàn Ciputra làm chủ đầu tư với số vốn lên đến 2,11 tỷ USD.

Trước khi Hà Nội có thêm các khu đô thị hiện đại khác, Khu đô thị Nam Thăng Long được nhiều người Hà Nội gọi với cái danh xưng mỹ miều “khu đô thị nhà giàu” nhờ thừa hưởng vẻ đẹp vốn có của hồ Tây. Song song đó những thiết kế mới mẻ được xây dựng khép kín và biệt lập mang đến không gian sống yên bình, cùng tiện ích hiện đại của dự án đã thu hút nhiều người giàu dọn đến định cư. 

Bước vào bên trong khu đô thị Ciputra Hanoi, 70% diện tích dự án được dùng để xây công viên ngoài trời, thiết kế cảnh quan xanh và mặt nước. Nhờ đó, cư dân có thể tận hưởng bầu không khí trong lành từ mảng xanh của dự án. Ngoài ra, dự án còn có một số tiện ích công cộng khác như khu sân golf 18 lỗ, trường học quốc tế, spa, chuỗi cửa hàng mua sắm,…

Giá biệt thự tại dự án được chào bán với mức 26 - 41 tỷ đồng/căn tùy diện tích và vị trí.