Theo báo cáo tài chính công ty mẹ và báo cáo hợp nhất 6 tháng đầu năm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ luỹ kế hơn 221.230 tỷ đồng trong nửa đầu năm, tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Nhưng giá vốn bán hàng của doanh nghiệp này lại tăng hơn 225.440 tỷ đồng, khiến ghi nhận lỗ gộp từ bán hàng, dịch vụ là hơn 4.200 tỷ.
Khoản lỗ từ hoạt động kinh doanh của EVN nửa đầu năm nay là hơn 12.677 tỷ đồng, trong khi năm ngoái lãi trên 10.072 tỷ.
Báo cáo tài chính của công ty mẹ cũng ghi nhận doanh thu 189.194 tỷ đồng, còn lỗ sau thuế hơn 17.358 tỷ đồng.
Sau khi trừ các chi phí tài chính, bán hàng, quản lý... EVN ghi nhận lỗ sau thuế hợp nhất hơn 16.586 tỷ đồng.
Tính đến 30/6, tổng tài sản của EVN đạt khoảng 673.157 tỷ đồng, giảm gần 4,6% so với đầu năm. Trong đó, phần lớn tài sản của tập đoàn tập trung ở tài sản cố định, gần 443.295 tỷ đồng và tài sản dở dang dài hạn trên 37.127 tỷ.
Cuối quý II, EVN có vốn chủ sở hữu gần 230.680 tỷ đồng, giảm trên 17.230 tỷ so với đầu năm. Các khoản nợ phải trả, gồm nợ ngắn hạn và dài hạn của "ông lớn" ngành điện đều giảm so với đầu năm, lần lượt là 152.197 tỷ đồng và 290.279 tỷ.
Giá nhiên liệu cho sản xuất điện như than, dầu, khí... là nguyên nhân khiến chi phí sản xuất của EVN tăng cao, gây khó khăn về tài chính.
Báo cáo Bộ Công Thương hồi tháng 7, tập đoàn này cho hay, giá điện đang đứng trước áp lực tăng giá khi các nguyên liệu đầu vào cho sản xuất điện đều tăng vọt từ đầu năm đến nay.
Chẳng hạn, bình quân giá than trộn của TKV, Tổng công ty Đông Bắc đã tăng 63%. Giá than nhập khẩu cũng tăng hơn gấp đôi, lên 304,8 USD một tấn. Dầu thô Brent lên 104,4 USD một thùng, gấp gần 2,5 lần.
Theo tính toán của EVN, giá bán lẻ điện bình quân năm 2022 lên mức 1.915,59 đồng một kWh. Mức này cao hơn 2,74% so với giá bán lẻ điện bình quân đang áp dụng từ năm 2019, là 1.844,64 đồng một kWh.
Còn tại báo cáo hoạt động 8 tháng, khó khăn về tài chính do giá nhiên liệu đầu vào sản xuất điện tăng đột biến từ đầu năm, một lần nữa được EVN nhắc tới. Tính chung 8 tháng, sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống đạt 181,92 tỷ kWh, tăng 5% so với cùng kỳ 2021.
Nguồn huy động từ thuỷ điện đạt hơn 63 tỷ kWh, chiếm 34,8%; điện than đạt gần 72 tỷ kWh, chiếm 39,4%. Điện từ năng lượng tái tạo gần 25 tỷ kWh, trong đó điện mặt trời chiếm 75%, còn lại là điện gió. Sản lượng điện nhập khẩu 8 tháng trên 1,9 tỷ kWh, chiếm 1%.
Chi phí sản xuất và giá bán lẻ điện bình quân tăng nhưng EVN cho biết chưa đề xuất tăng giá điện. Tập đoàn này khẳng định tiếp tục đảm bảo sản xuất, cung ứng điện an toàn, liên tục phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và sinh hoạt người dân.
Anh Minh
Công ty CP Tập đoàn FLC vừa nhận được đơn đề nghị thôi giữ chức vụ Phó tổng giám đốc của ông Lã Quý Hiển.
Thông tin trên được Công ty cổ phần Chứng khoán Agribank (Agriseco) cho biết tại Báo cáo cập nhật ngành bất động sản với tiêu đề: “Chững lại trong ngắn hạn, xu hướng phấn hoá trong ngành” vừa được phát hành.
3 cổ phiếu cuối cùng thuộc "họ FLC" gồm: AMD, ART và KLF vào diện cảnh báo vì vi phạm quy định công bố thông tin.
Bà Dương Thị Thu Thuỷ, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, HoSE: NVL) vừa thông báo đến Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán về việc đăng ký bán gần hết số cổ phiếu NVL đang nắm giữ.
Trong 8 tháng đầu năm nay, nhóm ngành bất động sản phát hành 47.060 tỷ đồng trái phiếu; trong đó, Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc Nova (Novaland) phát hành nhiều nhất (9.857 tỷ đồng), xếp sau là Công ty CP Đầu tư và Phát triển Eagle Side (3.930 tỷ đồng).
Mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chấp thuận cho phép Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HOSE: EIB) tăng vốn điều lệ thêm 2.458,8 tỷ đồng từ nguồn lợi nhuận chưa phân phối.
Ngày 12/9/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với Nguyễn Thiện Phú, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Xây dựng FLC Faros, Kế toán trưởng Công ty CP Xây dựng FLC Faros giai đoạn từ năm 2015-2016 về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” quy định tại khoản 4 Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015.
Thời gian qua liên tiếp phát hiện các vụ việc DN “thổi phồng” vốn ảo khiến nhà đầu tư phải giật mình với công tác quản lý, kiểm duyệt, thanh tra giám sát, hậu kiểm của cơ quan chức năng.
Nợ phải trả đến 30/6/2022 là gần 195.000 tỷ đồng, tăng gần 35.000 tỷ đồng so với ngày 31/12/2021; trong đó, nợ ngắn hạn chiếm tới 60.750 tỷ đồng.
Cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines có thể bị hủy niêm yết nếu báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2022 tiếp tục lỗ sau thuế cổ đông công ty mẹ và/hoặc vốn chủ sở hữu là số âm.