Ảnh minh hoạ.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa cho biết, từ đầu năm 2022, do biến động giá nhiên liệu (than, dầu, khí) thế giới làm cho chi phí sản xuất điện và mua điện của EVN tăng rất cao.
Theo diễn biến giá nhiên liệu các tháng đầu năm 2022 và nếu căn cứ kế hoạch vận hành hệ thống điện đã được Bộ Công Thương phê duyệt từ đầu năm, thì kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2022 của EVN có thể lỗ lên tới 64.805 tỷ đồng.
>> Đọc thêm: Kinh doanh thua lỗ, EVN vẫn giữ ngôi quán quân vua tiền mặt
Tuy nhiên, với mục tiêu giảm bớt tối đa có thể những khó khăn trong sản xuất kinh doanh năm 2022, EVN đã đề ra và quyết liệt thực hiện các giải pháp quản trị trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam, bao gồm:
- Quyết liệt tiết kiệm và cắt giảm chi phí, như: Tiết kiệm 10% các chi phí thường xuyên; Cắt giảm từ 20-30% chi phí sửa chữa tài sản cố định; Tạm chi lương cho CBCNV bằng 80% mức lương bình quân năm 2020, tăng cường quản trị các khoản giảm giá thành điện...
- Thực hiện các giải pháp về tối ưu hóa dòng tiền, thực hiện thu cổ tức của các công ty CP có vốn góp của EVN trong năm 2022.
- Vận hành tối ưu hệ thống điện để phát tối đa nguồn thủy điện (có chi phí thấp); Điều phối các hợp đồng mua than, ưu tiên các nguồn than có giá rẻ hơn để giảm chi phí phát điện; nỗ lực đàm phán với các chủ đầu tư các nhà máy điện BOT về sản lượng phát điện để tối ưu hóa chi phí chung.
Theo tính toán, tổng các khoản EVN đã cố gắng để giảm lỗ nêu trên đạt khoảng 33.445 tỷ đồng và tác động làm giảm chi phí sản xuất của EVN, ngoài ra chi phí khâu truyền tải, phân phối, phụ trợ năm 2022 và chỉ bằng 92,8% so với năm 2021.
Mặc dù EVN đã nỗ lực, cố gắng để chi phí nhưng với các giải pháp trong nội tại mà EVN đã thực hiện vẫn không thể bù đắp được chi phí mua điện đầu vào tăng quá lớn, kết quả sản xuất kinh doanh 10 tháng đầu năm 2022 của Công ty Mẹ EVN lỗ khoảng 15.758 tỷ đồng, dự kiến ước tính cả năm 2022 có thể lỗ ở mức khoảng 31.360 tỷ đồng.
Trong bối cảnh tình hình tài chính như vậy sẽ dẫn tới nguy cơ có rất nhiều khó khăn trong năm 2022 và các năm tiếp theo trong một số vấn đề. Trước hết là khó khăn trong việc không cân đối được dòng tiền để thanh toán chi phí mua điện cho các đơn vị phát điện, ảnh hưởng đến khả năng hoạt động liên tục của các nhà máy điện và do đó ảnh hưởng đến việc đảm bảo cung cấp điện.
Vấn đề thứ hai là trong vài năm gân đây, chi phí sửa chữa lớn đã phải cắt giảm chi phí theo định mức từ 10-30% và việc sửa chữa tài sản tiếp tục bị cắt giảm sẽ ảnh hưởng lớn đến an toàn vận hành hệ thống điện các năm tới. Thứ ba là khó khăn trong việc huy động vốn, cân đối nguồn vốn để đầu tư các dự án điện, sửa chữa bảo dưỡng các công trình điện để đảm bảo cung ứng điện.
Theo các dự báo mới nhất của các tổ chức quốc tế, khả năng giá nhiên liệu thế giới năm 2023 chưa có xu hướng giảm xuống ở mức bình quân năm 2021, do đó dự kiến năm 2023 EVN vẫn tiếp tục gặp rất nhiều khó khăn về sản xuất kinh doanh và cân bằng tài chính. Năm 2023 dự kiến giá nhiên liệu (than, dầu, khí) trên thế giới vẫn đang ở mức cao theo các nguồn dự báo, tỷ giá ngoại tệ USD liên tục tăng trong thời gian qua. Đồng thời tỷ trọng các nguồn điện có giá thành rẻ (như thủy điện) có xu hướng giảm và tăng tỷ trọng các nguồn điện có giá bán cao.
Huyền Trang
Từ đầu năm tới nay, tài sản của top 20 người giàu nhất sàn chứng khoán đã bị 'thổi bay' hơn 265.000 tỷ đồng. Trong đó hơn 2/3 mức giảm đến từ tài sản của các vị tỷ phú.
Theo thông tin được công bố, trong thời gian tới Công ty CP Tập đoàn Bất động sản CRV (thành viên nhóm Tài chính Hoàng Huy – Mã CK: TCH) sẽ chính thức niêm yết cổ phiếu có mã CRV trên sàn chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE).
Thế giới Di động (MWG) khẳng định không gặp khó khăn về dòng tiền, tuần qua đã tất toán sạch 1.135 tỷ nợ trái phiếu
Quyết định chấp nhận hoán đổi của Citigroup Global có phần khó hiểu khi giá chuyển đổi cao hơn giá thị trường nhiều lần.
Tại cuộc đối thoại mới đây, ông Phạm Công Thảo, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Thép Việt Nam cho rằng 2022 là năm thực sự khó khăn với ngành thép, trong đó áp lực tỷ giá cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh ngành này.
Thưởng Tết cả chiếc ô tô, xe máy hay cả chục tháng thu nhập như mọi năm trước đây sẽ là dĩ vãng và thay vào đó là những thông báo cắt giảm nhân sự, không thưởng, giảm lương... đến từ rất nhiều doanh nghiệp ngành bất động sản.
MBS cũng đã thực hiện cắt margin của hai cổ phiếu NVL và PDR.
Trong bối cảnh cổ phiếu bị giảm sàn 13 phiên liên tiếp khiến nhiều nhà đầu tư thua lỗ nặng, cả cổ phiếu của chủ tịch cũng bị mang ra bán giải chấp, Công ty cổ phần Phát triển bất động sản Phát Đạt chính thức lên tiếng giải thích.
Ông Bùi Thành Nhơn đã rớt khỏi danh sách tỷ phú USD do Forbes thống kê và thậm chí bị đánh bật khỏi top 20 những người giàu nhất thị trường chứng khoán Việt Nam.
Cùng giảm 61% từ đầu tháng 11, Novaland đã “bốc hơi” hơn 83.350 tỷ đồng vốn hóa trong khi con số này với Phát Đạt chỉ ở mức 17.900 tỷ đồng.