Suốt thời gian qua, cổ phiếu bất động sản có đà “rơi” rất sâu khiến nhiều lãnh đạo tập đoàn đồng loạt bị giải chấp cổ phiếu. Tuy nhiên, trong khi các đơn vị khác thế chấp tài sản để ngăn đà giải chấp thì Công ty CP Đầu tư Hải Phát (Hải Phát Invest - MCK: HPX) liên tục chứng kiến vốn của ông Đỗ Quý Hải - Chủ tịch HĐQT công ty “bốc hơi”.
Đáng chú ý hơn, do dòng tiền âm, Hải Phát Invest phải đi vay ngân hàng để trả lương.
Dòng tiền âm, vay nóng lãi suất cao, vay để trả lương
Trong quý 3/2022, Hải Phát Invest ghi nhận cả doanh thu và lợi nhuận đều tăng mạnh. Theo đó, doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 466 tỷ đồng, tương đương 179% so với cùng kỳ lên 726 tỷ đồng. Nhờ đó, lợi nhuận sau thuế đạt 92,9 tỷ đồng, tăng 57 tỷ đồng, tương đương 159%.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu tăng nhẹ từ 1.004 tỷ đồng lên 1.308 tỷ đồng nhưng lợi nhuận lại giảm từ 191 tỷ đồng xuống 123 tỷ đồng.
Dù lợi nhuận vẫn phát sinh đều nhưng Hải Phát Invest lại tiếp tục chứng kiến chuỗi ngày âm dòng tiền. Tại ngày 30/9/2022, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty âm 146 tỷ đồng, giảm mạnh so với con số âm 2.612 tỷ đồng hồi đầu năm; lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư âm 470 tỷ đồng, tăng mạnh so với cùng kỳ, âm 233 tỷ đồng.
Trong kỳ, hoạt động của Hải Phát Invest được tài trợ nhiều bởi dòng vốn vay. Trong khi vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn giảm từ 2.345 tỷ đồng xuống 1.519 tỷ đồng thì vay và nợ thuê tài chính dài hạn tăng từ 2.347 tỷ đồng lên 3.236 tỷ đồng.
Đáng chú ý là những khoản vay doanh nghiệp và các cá nhân trị giá 181 tỷ đồng. Trong đó vay Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam – Vinaconex 140 tỷ đồng, phần còn lại là vay các cá nhân.
Cụ thể, Hải Phát Invest phát sinh Hợp đồng vay vốn 140 tỷ đồng ngày 6/7/2022 với Vinaconex có thời hạn 1 tháng, lãi suất 15%/năm, mục đích phục vụ sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, có lẽ khi đến hạn Hải Phát Invest chưa thanh toán nên 2 bên ký Phụ lục số 2 ngày 6/8/2022 với lãi suất 16%/năm, gia hạn thời hạn vay đến 15/12/2022.
Ngoài ra, công ty có Hợp đồng vay vốn với các cá nhân có thời hạn 6 tháng, gia hạn tối đa 6 tháng. Lãi suất cố định 15% trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng.
Vay để phục vụ sản xuất kinh doanh là việc bình thường. Nhưng vay để trả lương thưởng lại là vấn đề khác.
Cụ thể, ngày 8/3/2022, Hải Phát Invest vay Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) – Chi nhánh Đô Thành. Hạn mức cấp tín dụng là 20 tỷ đồng. Lãi suất cho vay tại thời điểm giải ngân là 6,5%/năm. Mục đích thanh toán lương thưởng.
Cần phải nhấn mạnh là thời hạn vay không quá 6 tháng. Điều đó có nghĩa công ty sẽ phải thanh toán trong đầu tháng 9. Tuy nhiên, cho đến ngày 30/9, khoản nợ này vẫn được ghi nhận.
Gia đình Chủ tịch bị giải chấp 19% vốn
Thời gian qua, thị trường chứng khoán Việt Nam chứng kiến đà lao dốc của cổ phiếu bất động sản. Tuy nhiên, trong vòng nửa tháng trở lại đây, nhiều mã đã được “giải cứu” với nhiều phiên tăng trần liên tiếp. Thế nhưng, cổ phiếu HPX của Hải Phát Invest chỉ có 2 phiên dừng trong sắc tím.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 5/12, HPX dừng ở mức 8.440 đồng/CP, giảm 31.560 đồng/CP, tương đương 78,9% so với “đỉnh” được thiết lập trong ngày 26/11/2021. Vốn hóa thị trường Hải Phát Invest “bốc hơi” 9.600 tỷ đồng.
Sau khi cổ phiếu HPX giảm quá sâu, ông Đỗ Quý Hải và người liên quan liên tục bị bán giải chấp, từ đó vốn công ty thuộc gia đình ông Hải đã giảm 19%.
Cụ thể, trong phiên 2/12, sau lần giải chấp mới nhất, ông Đỗ Quý Hải còn nắm 23,97% vốn điều lệ công ty, tỷ lệ này trong tài khoản của vợ ông Hải - bà Chu Thị Lương cũng chỉ còn là 2,26%.
Đáng chú ý, trong phiên 2/12, ông Đỗ Quý Thành – em trai ông Hải và cũng là Phó Tổng giám đốc của Hải Phát Invest đã mua 1,16 triệu cổ phiếu. Ngay lập tức, công ty chứng khoán giải chấp hết 2,3 triệu cổ phiếu mà ông Thành đang nắm giữ, giảm số lượng về 0 cổ phiếu.
Hà Thành
CTCP Tập đoàn Masan (mã CK: MSN) vừa phát hành thành công lô trái phiếu riêng lẻ có mã MSNH2227007 với tổng mệnh giá 1.700 tỷ đồng.
Tổng số cổ phiếu HPX gia đình ông Đỗ Quý Hải nắm giữ trước phiên 30/11 là 137,4 triệu cổ phiếu tương ứng tỷ lệ 45,2%.
Ngày 30/11, Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí (Petrosetco, mã PET - sàn HoSE) bất ngờ thông tin về việc dừng hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và triển khai độc lập phương án phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2021.
CTCP Tập đoàn Kido sẽ tổ chức đại hội đồng cổ đông bất thường để thông qua việc trả cổ tức đặc biệt từ nguồn lợi nhuận giữ lại.
Cổ phiếu HPX - Công ty CP Đầu tư Hải Phát (HPX) tiếp tục chuỗi giảm sâu trong khi thị trường đã có nhiều phiên hồi phục bao gồm nhóm cổ phiếu ngành bất động sản.
Bà Cao Thị Ngọc Sương bị công ty chứng khoán bán giải chấp một phần ba số cổ phiếu NVL bà đang sở hữu.
Dù đảo chiều ngoạn mục với thanh khoản kỷ lục nhưng cổ phiếu PDR hiện vẫn thấp hơn 82% so với đỉnh. Vốn hóa thị trường cùng theo đó bị thổi bay hơn 40.000 tỷ sau hơn một năm, còn xấp xỉ 8.600 tỷ đồng.
Số trái phiếu trên có kỳ hạn 24 tháng và lãi suất 11%/năm đối với kỳ 6 tháng đầu tiên, trong các kỳ tiếp theo, lãi suất thả nổi được tính là lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng tại VietinBank cộng với biên độ 4% nhưng không thấp hơn 11%/năm.
Trước việc thiếu hụt dòng tiền như hiện nay, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp buộc phải tái cơ cấu lại tổ chức, sản phẩm, hoạt động tài chính để chọn hướng đi an toàn hơn.
Tính từ mức đỉnh lịch sử 92.500 đồng (ngày 7 1 2022), cổ phiếu CEO đã bốc hơi gần 78.700 đồng thị giá - tương ứng giảm 85%.