Ảnh minh hoạ.
Như chúng tôi đã đưa tin, ngày 21/10, CTCP Đầu tư Kinh doanh Phát triển Bất động sản FLCHomes công bố thông tin về việc cùng với CTCP Tập đoàn FLC (FLC) đã ký kết hợp đồng với CTCP Gateway Hà Nội về việc mua bán công trình xây dựng gắn liền với đến quyền sử dụng đất tại địa chỉ: Số 265 Cầu Giấy, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Theo hợp đồng được ký kết vào ngày 20/10, giá bán toà nhà là 2.000 tỷ đồng (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng và không bao gồm giá trị của phần diện tích đã bán).
Việc Gateway Hà Nội giang tay mua lại toà nhà Bamboo Airway 25 Cầu Giấy đã gây bất ngờ cho nhiều người, bởi lẽ trước đó ngày 21/9/2020, HĐQT Tập đoàn FLC đã thông qua việc sử dụng tài sản tại số 265 Cầu Giấy để bảo đảm cho nghĩa vụ tài chính của Bamboo Airways tại Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) chi nhánh Thăng Long.
Sau đó, đến ngày 9/11/2020, HĐQT đã ban hành nghị quyết dùng toà nhà 265 Cầu Giấy để gán nợ thay thế cho nghĩa vụ trả nợ của Tập đoàn FLC, FLCHomes, CTCP Xây dựng FLC Faros (ROS), CTCP Đầu tư và Khoáng sản FLC Stone (AMD) và CTCP Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) tại OCB.
Theo tìm hiểu, Công ty CP Gateway Hà Nội (Gateway Hà Nội) được thành lập ngày 2/8/2022 có trụ sở chính tại tầng 1, tòa Packsimex, 52 Đông Du, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM. Người đại diện pháp luật khi mới thành lập là Giám đốc Nguyễn Sĩ Toàn (SN 1980).
Ngành nghề kinh doanh chính của công ty là kinh doanh bất động sản, cho thuê bất động sản, cho thuê mặt bằng, căn hộ, kho, bãi, xưởng.
Gateway có vốn điều lệ tại thời điểm thành lập là 345 tỷ đồng. Các cổ đông sáng lập, gồm: Công ty CP Đầu tư Bình An House góp 341,55 tỷ đồng, chiếm 99% vốn điều lệ; cổ đông Nguyễn Đức Toàn góp 1,73 tỷ đồng, chiếm 0,5% vốn điều lệ; Nguyễn Thị Thanh Hà góp 1,73 tỷ đồng, tương đương 0,5% vốn điều lệ.
Trong khi đó, Công ty Bình An House thành lập ngày 9/10/2014 tại thửa đất số 38, tờ bản đồ DC 8.4, Khu sản xuất Bình Chuẩn, phường Bình Chuẩn, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương. Ngành nghề chính là “Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê”.
Tuy nhiên, ở thời điểm thành lập, Bình An House có tên là Công ty cổ phần Cà phê Phương Đông. Người đại diện khi mới thành lập là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Nguyễn Bá Ngọc (SN 1972). Ngành nghề kinh doanh chính khi thành lập là buôn bán cà phê. Vốn điều lệ khi này là 16 tỷ đồng.
Đến ngày 26/12/2019, Công ty CP Cà phê Phương Đông được đổi tên thành Công ty CP Đầu tư An Bình House (An Bình House) và người đại diện pháp luật là Tổng giám đốc Đào Duy Hải (SN 1982). Vốn điều lệ khi lúc này tăng lên 25 tỷ đồng.
Được biết, ngoài chức danh Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư An Bình House, ông Hải còn làm đại diện theo pháp luật ở nhiều pháp nhân khác, bao gồm: CTCP Gateway Thủ Thiêm, CTCP Đầu tư Phát triển Thịnh Thịnh Vượng, CTCP Dịch vụ Dầu khí Sài Gòn, CTCP Đầu tư Bất động sản Long Thành Phát, và Công ty TNHH MTV Dầu khí Sài Gòn Du Lịch.
Ngoài ra, ông Hải còn đảm nhiệm vai trò Trưởng ban kiểm soát ở CTCP Chứng khoán quốc tế Việt Nam (VISe) – công ty chứng khoán có mối liên hệ với nhà Chủ tịch Ngân hàng OCB Trịnh Văn Tuấn.
Tòa nhà Bamboo Airway Cầu Giấy bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2019. Tổng diện tích các sàn của tòa nhà này là hơn 101.000 m2 với 42 tầng, gồm 4 tầng hầm và 38 tầng nổi. Cụ thể, tài sản bảo đảm là sàn thương phẩm kinh doanh hình thành trong tương lai của ba tầng hầm, 6 tầng trung tâm thương mại (từ tầng 1 đến 6), Khu tháp văn phòng (từ tầng 7 đến 17 và từ tầng 21 đến 38).
Theo thông tin trên Cục đăng ký Quốc gia Giao dịch bảo đảm, ngày 14/9/2022, Gateway Hà Nội đã thế chấp hợp đồng đặt cọc ngày 30/8 với bên đặt cọc là Gateway Hà Nội và bên nhận đặt cọc là FLC và FLCHomes để đảm bảo cho khoản vay hoặc nghĩa vụ 1.659 tỷ đồng tại Ngân hàng TMCP Phương Đông – Chi nhánh Gia Định.
Văn Xuân
Đáng chú ý, dù tình hình kinh doanh giảm sút, song thu nhập của lãnh đạo PDR vẫn tăng cao so với cùng kỳ và thuộc Top của thị trường hiện nay.
Phương thức giao dịch là khớp lệnh hoặc thỏa thuận. Thời gian giao dịch dự kiến từ ngày 27/10 - 25/11/2022.
Cuối tháng 6 năm nay, Hội đồng quản trị Tập đoàn FLC đã ban hành nghị quyết thông qua việc FLC cùng với FLCHomes mua lại Toà nhà 265 Cầu Giấy từ OCB.
Doanh thu tài chính khi tăng vọt từ 460 triệu đồng lên 1.249 tỷ đồng nhờ việc chuyển nhượng cổ phần các khoản đầu tư trở thành cứu cánh với Phát Đạt.
Trước thềm niêm yết, Nova Consumer đã bán cổ phần tại Nova Thabico và thu về 652 tỷ đồng. Đáng chú ý, doanh nghiệp này mới thành lập năm 2020 với vốn điều lệ chỉ 50 tỷ đồng. Nhờ có giao dịch này, lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2022 của Nova Consumer được "cải thiện".
Tính đến thời điểm 30/6/2022, DXG đang có dư nợ vay vào mức 5.978 tỷ đồng, trái phiếu đến hạn là 1.976 tỷ đồng. Nửa đầu năm, dư nợ trái phiếu DXG ghi nhận tăng từ 1.420 tỷ lên 1.630 tỷ đồng.
Đứng đầu danh sách trái phiếu đáo hạn quý 4 là Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank, mã chứng khoán: TCB) với 15.400 tỷ đồng, theo sau là Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) với 8.000 tỷ đồng.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành Quyết xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Tập đoàn Danh Khôi, tổng số tiền lên tới 335 triệu đồng, đồng thời, doanh nghiệp (DN) này phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.
Trong số các doanh nghiệp đầu tiên công bố báo cáo tài chính quý 3, đã có một số công ty thép, xăng dầu…
Để tiếp sức cùng với đội ngũ doanh nhân, cộng đồng doanh nghiệp, Chính phủ sẽ tiếp tục đổi mới phong cách, lề lối điều hành, chỉ đạo tổ chức thực hiện đi đôi với xây dựng bộ máy hoạt động tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả…