Thông tin từ báo cáo thường niên năm 2022 của Tổng Công ty Viglacera - CTCP (mã: VGC), trong năm 2023, công ty đặt mục tiêu 16.000 tỷ đồng doanh thu hợp nhất, tăng 10%; lợi nhuận trước thuế là 1.300 tỷ đồng, giảm 44% so với cùng kỳ. Mức chia cổ tức năm 2023 dự kiến là 20% bằng tiền (2.000 đồng/cp), tương đương so với năm 2022.
Trong đó, định hướng năm 2023, Viglacera thực hiện các công việc liên quan đến thoái vốn Nhà nước tại Viglacera theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn Nhà nước giai đoạn 2022-2025 và chỉ đạo của Bộ Xây dựng.
Đồng thời hoàn thành tăng vốn tại Công ty ViMariel - CTCP, tăng tỷ lệ sở hữu vốn tại Công ty TNHH Kính nổi Việt Nam; góp vốn đầu tư thành lập CTCP Viglacera Thái Nguyên để triển khai đầu tư, xây dựng, kinh doanh và vận hành KCN, đô thị dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Về chiến lược trung và dài hạn, Viglacera hướng tới trở thành tập đoàn kinh tế, phát triển ở hai lĩnh vực chủ chốt là vật liệu xây dựng và bất động sản. Trong đó mục tiêu chính là phát huy tối đa năng lực của các nhà máy, dây chuyền sản xuất vật liệu xây dựng hiện có và đang đầu tư.
Đối với lĩnh vực vật liệu xây dựng, công ty tiếp tục nghiên cứu, đa dạng hoá sản phẩm và đầu tư phát triển vào nhóm sản phẩm mũi nhọn như kính xây dựng, sứ vệ sinh - sen vòi, gạch ốp lát…
Viglacera dự kiến triển khai đầu tư Nhà máy kính nổi siêu trắng giai đoạn 2, dự án đầu tư Nhà máy gạch Viglacera Eurotile (nhà máy Mỹ Đức 2) với công suất 9 triệu m2/năm tại Bà Rịa - Vũng Tàu, đầu tư mở rộng tại các nhà máy hiện có của các đơn vị thành viên như CTCP Viglacera Hà Nội, CTCP Viglacera Thăng Long, Nhà máy Mỹ Đức tại Bà Rịa - Vũng Tàu…
Về lĩnh vực bất động sản, công ty tập trung phát triển đầu tư, kinh doanh và vận hành hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp (KCN) và dịch vụ tại các KCN hiện có. Phát triển mở rộng quỹ đất tại các địa bàn có tiềm năng (miền Trung, miền Nam) và nước ngoài (Cuba).
Viglacera đặt mục tiêu đến năm 2025 nâng tổng số các KCN của công ty lên hơn 20 KCN với trên 10 KCN mới với tổng diện tích tăng thêm khoảng 2.000 - 3.000 ha. Bên cạnh đó, công ty cũng phát triển đầu tư phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở công nhân ở KCN, nhà ở thương mại và bất động sản nghỉ dưỡng, vận hành và khai thác các KCN, khu đô thị hiện có.
Viglacera tiếp tục kế hoạch thoái vốn ở các doanh nghiệp không hoạt động hiệu quả như CTCP Gạch gói Từ Sơn, CTCP Gốm Yên Hưng, CTCP Phát triển và Kinh doanh nhà Vĩnh Phúc, CTCP Từ Liêm và cơ cấu lại lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Đồng thời, công ty sẽ gia tăng thành lập mới, tăng tỷ lệ vốn góp ở các công ty nếu phù hợp với chiến lược phát triển.
Năm 2022, doanh thu thuần của Viglacera đạt hơn 14.592 tỷ đồng (tăng 30%); lãi trước thuế hơn 2.305 tỷ đồng, tăng 50% so với năm 2021. Tại ĐHĐCĐ thường niên 2022, VGC dự kiến đem về 15.000 tỷ đồng doanh thu và 1.700 tỷ đồng lãi trước thuế hợp nhất. Như vậy, Tổng Công ty đã vượt 36% kế hoạch lợi nhuận đề ra.
Như vậy, đây là lần đầu tiên, doanh nghiệp của ông Bùi Thành Nhơn đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị gần 1.800 tỷ đồng.
Ông Lê Huy Lân (sinh năm 1962; nguyên Tổng Giám đốc, người đại diện pháp luật của Công ty cổ phần Coma 18) bị khởi tố, bắt tạm giam về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước, gây thất thoát, lãng phí...
Ước tính Bamboo Airways sẽ phát hành tối đa thêm 996,2 triệu cổ phần, huy động gần 10.000 tỷ đồng, qua đó nâng vốn điều lệ lên gần 28.462 tỷ đồng.
Hội đồng quản trị CTCP Licogi 166 (mã LCS) vừa công bố nghị quyết tạm ngừng kinh doanh 1 năm, kể từ ngày 15/3/2023 đến ngày 14/3/2024, với lý do hoạt động kinh doanh gặp khó khăn. Công ty xin tạm ngừng để tìm ra phương hướng giải quyết khó khăn và củng cố lại cơ cấu tổ chức.
Nguồn tiền mua lại là từ nguồn thu hợp pháp từ hoạt động kinh doanh và các nguồn thu hợp pháp khác của công ty.
Năm 2023, Đức Giang đặt kế hoạch lợi nhuận sau thuế 3.000 tỷ đồng nhưng thù lao cho các thành viên HĐQT rất thấp chỉ 8 - 10 triệu đồng/người/tháng.
Công ty Cổ phần Sam Holdings (HOSE: SAM) dự kiến chuyển nhượng 20 triệu cổ phần, chiếm 80% vốn điều lệ của Nam Tây Nguyên cho Capella Quảng Nam, với giá trị chuyển nhượng không thấp hơn giá vốn.
Theo công bố, số tiền gốc và lãi phải trả của lô trái phiếu này vào khoảng 900 tỷ đồng, trong đó hơn 864 tỷ đồng tiền gốc và gần 36 tỷ đồng tiền lãi.
Theo lãnh đạo Novaland, việc thay đổi thanh toán gốc lãi đối với lô trái phiếu NVLH222006 xuất phát từ Nghị định 08/2023/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung và ngưng hiệu lực thi hành một số điều tại các Nghị định quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp.
Lô trái phiếu này có kỳ hạn 60 tháng, đáo hạn vào ngày 13/3/2028. Thông tin thống kê của HNX, lô trái phiếu này có lãi suất kết hợp giữa cố định 9%/năm và thả nổi.