Theo kế hoạch, toàn tỉnh dự kiến kêu gọi, triển khai đầu tư 250 dự án, khoảng 107.416 căn hộ hoặc nhà với tổng diện tích sàn xây dựng khoảng hơn 15.180.000 m2.
Trong số này, có 181 dự án nhà ở thương mại, khu đô thị và khu dân cư, 13 dự án nhà ở xã hội và 56 dự án nhà ở tái định cư. Tổng diện tích đất để xây dựng các loại nhà ở khoảng hơn 3.252 ha.
Ảnh minh hoạ.
Đối với nhà ở riêng lẻ, nhà chung cư, toàn tỉnh dự kiến kêu gọi đầu tư khoảng 107.416 căn hộ, trong đó, nhà ở riêng lẻ khoảng 78.166 căn, nhà chung cưkhoảng 29.250 căn.
Riêng nhà ở xã hội dự kiến kêu gọi đầu tư khoảng 6.229 căn, diện tích sàn xây dựng khoảng 569.200 m2; trong đó, diện tích để cho thuê khoảng 113.840 m2.
Việc phát triển nhà ở xã hội theo dự án có vị trí, quy mô gắn với khu vực tập trung nhiều đối tượng có nhu cầu nhà ở xã hội, đảm bảo công bằng và tăng khả năng tiếp cận hạ tầng đồng bộ và các dịch vụ xã hội thiết yếu; đầu tư xây dựng nhà ở bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước, doanh nghiệp được hưởng các chính sách ưu đãi theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
Kế hoạch đặt ra chỉ tiêu diện tích nhà ở bình quân đầu người toàn tỉnh phấn đấu đạt 27,6 m²/người, trong đó khu vực đô thị đạt 28,8 m2/người, khu vực nông thôn đạt 26,8 m2/người. Diện tích nhà ở tối thiểu toàn tỉnh năm 2023 phấn đấu đạt 9 m2/người.
Kế hoạch phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh trong năm 2023 nhằm cụ thể hóa các chỉ tiêu phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh theo Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Bình Định giai đoạn 2020-2035, Kế hoạch phát triển nhà ở tỉnh Bình Định giai đoạn 2020-2025 được duyệt. Qua đó góp phần chỉnh trang và phát triển đô thị theo hướng văn minh, hiện đại, đáp ứng tốt hơn nhu cầu nhà ở cho các tầng lớp dân cư với mức thu nhập khác nhau, đặc biệt là nhà ở cho các đối tượng có thu nhập thấp, người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội theo quy định.
Thùy Trang
Trong sáng nay (4/2), ngoài chương trình dự kiến, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới khảo sát khu chung cư dành cho người thu nhập thấp An Phú Thịnh, phường Nhơn Bình, Thành phố Quy Nhơn, thăm hỏi, động viên người dân và chủ đầu tư.
Trong năm 2022, trên địa bàn thành phố Hà Nội có 19.211 công trình xây dụng. Các đội quản lý trật tự xây dựng đô thị quận, huyện, thị xã đã phát hiện, thiết lập hồ sơ xử lý 320 trường hợp vi phạm (tỉ lệ 1,67%), giảm 0,46% so với năm 2020. Đây đã là năm thứ 6 liên tiếp, số vụ vi phạm trật tự xây dựng giảm.
Sở Tài nguyên và Môi trường được yêu cầu cung cấp đầy đủ hồ sơ pháp lý liên quan đến việc xác lập phương án đấu giá, định giá khởi điểm, đến việc công nhận kết quả trúng đấu giá gửi về Sở Tư pháp.
Theo Bộ Xây dựng, đối với dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, trong quý IV, cả nước có 01 dự án nhà ở thu nhập thấp với 986 căn được cấp phép mới tại Quảng Ninh.
UBND TP.HCM đã ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trên địa bàn TP.HCM. Theo đó, sẽ tiến hành lấy ý kiến các nội dung trọng tâm phù hợp với các nhóm đối tượng khác nhau.
Báo cáo của các địa phương cho thấy, năm 2022, cả nước có 126 dự án phát triển nhà ở thương mại với 55.732 căn hộ được cấp phép (bằng khoảng 52,7% so với năm 2021).
Thanh tra Chính phủ chuyển kết luận thanh tra đến Ủy ban Kiểm tra Trung ương để xem xét, xử lý các tổ chức, cá nhân liên quan đến các vi phạm tại dự án tổ hợp khách sạn, trung tâm thương mại và căn hộ để bán, cho thuê Mường Thanh...
Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, năm 2022, việc cấp phép xây dựng tiếp tục được thành phố phân cấp cho các quận, huyện, thị xã.
Theo đại diện Sở Xây dựng Hà Nội, trong năm 2022, TP. Hà Nội đã tổ chức kiểm định xong 126 tòa nhà chung cư cũ trên địa bàn.
Cử tri kiến nghị Bộ GTVT cho chủ trương xây dựng Cảng hàng không Phù Cát thành Cảng hàng không quốc tế để sớm được đưa vào khai thác hiệu quả, góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch của tỉnh.