Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa có thông báo đấu giá tài sản nợ xấu lần thứ 4 đối với các tài sản đảm bảo cho khoản vay của công ty CP Vertical Synergy Viet Nam.
Theo đó, hợp đồng tín dụng được Vertical Synergy Viet Nam và BIDV ký kết vào tháng 2/2019, tài sản đảm bảo cho khoản vay của Vertical Synergy Viet Nam tại BIDV bao gồm một loạt quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại 63 (tầng 1) Pasteur, phường Bến Nghé, quận 1, TP Hồ Chí Minh (diện tích 81,9 m2); 12 BĐS là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại phường An Phú Đông, quận 12, TP Hồ Chí Minh (tổng diện tích 7.253 m2); quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại địa chỉ 102 Trần Quốc Toản, phường 7, quận 3, TP Hồ Chí Minh (diện tích 233 m2). Ngoài ra, BIDV cũng tiến hành đấu giá tài sản là hàng tồn kho của Vertical Synergy Viet Nam theo các hợp đồng thế chấp đã ký.
Vào giữa tháng 8/2022, BIDV đã tổ chức đấu giá tài sản đảm bảo đối với khoản nợ xấu của Vertical Synergy Viet Nam tổng dư nợ tính đến ngày 14/8/2022 là 477,5 tỷ đồng, trong đó dư nợ gốc 347 tỷ đồng, dư nợ lãi 130 tỷ đồng. Giá khởi điểm cho khoản nợ này là 381,57 tỷ đồng.
Tại lần đấu giá thứ 4, khoản nợ xấu bao gồm toàn bộ dư nợ gốc và dư nợ lãi, phí phát sinh tính đến ngày 14/9/2022 là 481,252 tỷ đồng, trong đó, dư nợ gốc 347,185 tỷ đồng, dư nợ lãi 134,066 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong lần đấu giá này BIDV đưa ra mức giá khởi điểm cho khoản nợ trên là 348,307 tỷ đồng, thấp hơn đáng kể so với giá khởi điểm lần thứ 3.
Vertical Synergy Viet Nam tiền thân là công ty TNHH Năng lượng Nguyên Minh được thành lập tháng 7/2011, gồm 3 cổ đông sáng lập là Nguyễn Tiến Đức, Trương Hoàng Vũ và Võ Ngọc Huy. Công ty hiện có vốn điều lệ 300 tỷ đồng, lĩnh vực kinh doanh chính là xăng dầu, hóa chất.
Hiện nay, người đại diện theo pháp luật của công ty là ông Phạm Thành Trung, đồng thời ông còn là đại diện của công ty TNHH Thành Trung Long Khánh, công ty TNHH Thương mại Hải Phú Quý.
Đáng chú ý, Vertical Synergy Viet Nam cũng đang là một trong những liên danh chủ đầu tư dự án khu chức năng đô thị Trũng Kênh, thuộc địa bàn phường Thịnh Liệt (Hoàng Mai, Hà Nội), quy mô khoảng 214.883 m2, liền kề trung tâm hành chính UBND quận Hoàng Mai, tổng mức đầu tư dự kiến 3.234,9 tỷ đồng.
Tuy nhiên, “siêu dự án” này vẫn đang nằm đắp chiếu từ nhiều năm nay. Trong khi đó, vào cuối năm 2018 Vertical Synergy Viet Nam đã thế chấp quyền được hưởng trong quá trình thực hiện, khai thác, kinh doanh các công trình xây dựng thuộc dự án và tất cả các khoản lợi thu được từ kinh doanh, khai thác giá trị quyền sử dụng đất, hạ tầng trên đất triển khai dự án; quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng chuyển nhượng, hợp đồng góp vốn, hợp đồng hợp tác kinh doanh thực hiện dự án tại Ngân hàng SHB, Chi nhánh Trung Hòa Nhân Chính để đảm bảo cho khoản vay.
Doãn Thành
Ngoài quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư thì Công ty CP Dịch vụ và Đầu tư Đất Xanh Miền Tây chưa hoàn thành bất kỳ thủ tục nào liên quan đến đầu tư xây dựng được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, cấp phép. Do đó, những thông tin được nêu trong các quảng cáo, rao bán…là không đúng sự thật.
Đây là các khu tập thể đã được 100% chủ sở hữu đồng ý thống nhất về chủ trương xây dựng mới tại hội nghị nhà chung cư họp ngày 29/6/2020.
Lãnh đạo tỉnh Thanh Hoá đồng ý với đề xuất của Sở Kế hoạch và Đầu tư chưa chấp thuận chủ trương đầu tư dự án trên.
Công ty CP Phát triển Đô thị Hòa Phát Yên Mỹ là nhà đầu tư duy nhất tham gia đấu thầu dự án đầu tư xây dựng Khu nhà ở cho người thu nhập thấp có quy mô gần 31 ha ở Hưng Yên.
Hướng tiếp cận sai có thể sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy, điển hình là sự xuất hiện của những dự án có tổng thể kém hiệu quả: thiếu điểm nhấn, thiếu tiện ích chất lượng và không tạo được không gian thư giãn cho khách hàng..., theo chuyên gia.
Từ đầu năm đến nay cả nước chỉ có 18 dự án nhà ở xã hội (NƠXH) được triển khai đầu tư xây dựng, những vướng mắc về thủ tục hành chính dẫn đến việc cơ quan quản lý Nhà nước chậm trễ trong công tác phê duyệt quy hoạch dự án.
Bộ Xây dựng đã tiếp tục giữ quy định áp dụng thời hạn sở hữu nhà chung cư tại dự thảo lần 2 Luật Nhà ở (sửa đổi).
Mặc dù đã có quy định đối với các chủ đầu tư khi chưa hoàn thành công trình hạ tầng xã hội… nhưng trên thực tế tại Hà Nội, câu chuyện thiếu trường lớp, nhà hội họp, công viên, vườn hoa, khu vui chơi… tại các khu đô thị (KĐT), khu nhà ở luôn là đề tài nóng.
Việc thu hồi là do doanh nghiệp đã vi phạm quy định Luật Đất đai năm 2013 theo Kết luận thanh tra ngày 9/4/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Nhiều ý kiến đề nghị cần nghiên cứu lại những trường hợp thu hồi đất để phục vụ dự án thương mại, dịch vụ; cân nhắc, đánh giá kỹ lưỡng để đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất khi nhà nước thực hiện thu hồi đất để xây dựng khu đô thị, nhà ở thương mại là không phù hợp....