Ảnh minh hoạ.
UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch 254/KH-UBND tiếp tục triển khai công tác cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư trên địa bàn thành phố Hà Nội (đợt 2).
Theo đó, UBND Thành phố bổ sung Khu tập thể Hóa chất và Khu tập thể Rau quả nông sản (số 135 Nguyễn Văn Cừ, phường Ngọc Lâm, quận Long Biên) vào Danh mục nhà chung cư thuộc trường hợp phá dỡ nhà chung cư để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư theo quy định tại Khoản 3, Điều 110 Luật Nhà ở 2014. Đây là các khu tập thể đã được 100% chủ sở hữu đồng ý thống nhất về chủ trương xây dựng mới tại hội nghị nhà chung cư họp ngày 29/6/2020.
Về thời gian, tiến độ thực hiện và trách nhiệm triển khai, UBND Thành phố giao UBND quận Long Biên chủ trì tổ chức khảo sát, xác định số liệu hiện trạng nhà chung cư (số lượng căn hộ, diện tích căn hộ cũ được cấp giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận theo quy định, diện tích sở hữu chung, diện tích khác, diện tích nhà thuộc sở hữu nhà nước,..), các công trình khác thuộc phạm vi dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư làm cơ sở để các nhà đầu tư lập đề xuất phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và bố trí nhà ở tạm thời. Công tác này được UBND Thành phố yêu cầu hoàn thành trong quý IV-2022.
UBND Thành phố giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì cùng UBND quận Long Biên, Sở Quy hoạch - Kiến trúc xác định phạm vi ranh giới dự án làm căn cứ lập quy hoạch chi tiết, thực hiện chính sách miễn, giảm tiền sử dụng đất theo quy định tại Nghị định số 69/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ và pháp luật có liên quan, hoàn thành trong quý IV-2022.
Sở Quy hoạch - Kiến trúc chủ trì, phối hợp UBND quận Long Biên rà soát, đề xuất việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch tại Khu tập thể Hóa chất và Khu tập thể Rau quả nông sản làm cơ sở để nhà đầu tư xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và bố trí chỗ ở tạm thời cho các chủ sở hữu, người sử dụng thuộc 2 khu tập thể nêu trên, hoàn thành trong quý IV-2022.
UBND quận Long Biên chủ trì tổ chức lựa chọn chủ đầu tư dự án và tổ chức hội nghị nhà chung cư để lấy ý kiến các chủ sở hữu đối với phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư, bố trí chỗ ở tạm thời; gửi Sở Xây dựng để chủ trì tổ chức kiểm tra, lấy ý kiến các sở, ngành, đơn vị liên quan, báo cáo UBND thành phố chấp thuận nguyên tắc phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư, bố trí chỗ ở tạm thời trước khi UBND quận Long Biên phê duyệt theo ủy quyền của UBND Thành phố, hoàn thành trong quý I-2023.
Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận doanh nghiệp kinh doanh bất động sản được lựa chọn làm chủ đầu tư theo quy định; báo cáo UBND thành phố phê duyệt, hoàn thành trong quý I-2023.
Chủ đầu tư dự án phối hợp các sở, ngành tổ chức thực hiện lập, phê duyệt dự án, giải phóng mặt bằng, thực hiện các thủ tục liên quan đất đai, xây dựng theo quy định, hoàn thành trong quý II-2023.
Thời gian phá dỡ nhà chung cư sẽ theo tiến độ cụ thể trong văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án, dự kiến từ quý III-2023.
Trước đó, theo kế hoạch về việc cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn TP đợt 1, Hà Nội sẽ triển khai cải tạo, xây dựng lại 6 khu chung cư, dự án nhà chung cư (có nhà nguy hiểm cấp D).
Cụ thể tại quận Ba Đình có: Khu tập thể Giảng Võ (nhà C8); Khu tập thể Thành Công (Nhà G6A); Khu tập thể Ngọc Khánh (Nhà A); Khu tập thể Bộ Tư pháp (2 đơn nguyên đầu hồi ở cấp D). Quận Đống Đa có nhà 51 Huỳnh Thúc Kháng.
TP giao trách nhiệm cho UBND quận Ba Đình, UBND quận Đống Đa có trách nhiệm hoàn thành di dời các hộ dân ở nhà nguy hiểm cấp D trong quý I/2022; đề xuất phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư và bố trí nhà ở tạm thời trong quý III/2022; lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 cải tạo, xây dựng lại trình TP trong quý 4/2022; tổ chức lựa chọn chủ đầu tư trong quý I/2023.
Chủ đầu tư sau khi được chọn phải thực hiện các thủ tục liên quan đến đất đai, lập phê duyệt dự án, giải phóng mặt bằng,... hoàn thành trong quý II/2023.
Thời gian phá dỡ nhà chung cư cũ, theo kế hoạch, với nhà nguy hiểm cấp D, dự kiến thực hiện phá dỡ trong quý III/2023; với các nhà còn lại tiến độ cụ thể trong văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án (từ quý 3/2023).
Riêng với nhà 148 - 150 Sơn Tây (Quận Ba Đình), TP giao UBND Quận Ba Đình di dời dân, lựa chọn chủ đầu tư, bố trí chỗ ở tạm thời... báo cáo TP ngay trong quý I/2022; thời gian phá dỡ chung cư hoàn thành trong quý III/2022.
UBND TP cũng cho biết, trong quá trình triển khai dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ, dự kiến sử dụng các quỹ nhà ở tái định cư phục vụ công tác giải phóng mặt bằng khoảng 4.433 căn hộ. TP cũng có kế hoạch xây dựng các khu định cư mới tại các khu di dân Đền Lừ 3, khu Đông Hội (huyện Đông Anh)...
Trường hợp nhà nước trực tiếp thực hiện dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư và đầu tư xây dựng quỹ nhà tạm cư, nhu cầu vốn đầu tư công khoảng 65.360 tỷ đồng, gồm: khoảng 60.500 tỷ đồng để thực hiện đầu tư xây dựng dự án cải tạo, xây dựng lại 4 khu chung cư có nhà nguy hiểm cấp D (Thành Công, Giảng Võ, Ngọc Khánh, Bộ Tư pháp). Khoảng 4.860 tỷ đồng để xây dựng 5 dự án tạm cư tại quận Hoàng Mai, quận Tây Hồ, huyện Đông Anh.
Nhật Lâm
Lãnh đạo tỉnh Thanh Hoá đồng ý với đề xuất của Sở Kế hoạch và Đầu tư chưa chấp thuận chủ trương đầu tư dự án trên.
Công ty CP Phát triển Đô thị Hòa Phát Yên Mỹ là nhà đầu tư duy nhất tham gia đấu thầu dự án đầu tư xây dựng Khu nhà ở cho người thu nhập thấp có quy mô gần 31 ha ở Hưng Yên.
Hướng tiếp cận sai có thể sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy, điển hình là sự xuất hiện của những dự án có tổng thể kém hiệu quả: thiếu điểm nhấn, thiếu tiện ích chất lượng và không tạo được không gian thư giãn cho khách hàng..., theo chuyên gia.
Từ đầu năm đến nay cả nước chỉ có 18 dự án nhà ở xã hội (NƠXH) được triển khai đầu tư xây dựng, những vướng mắc về thủ tục hành chính dẫn đến việc cơ quan quản lý Nhà nước chậm trễ trong công tác phê duyệt quy hoạch dự án.
Bộ Xây dựng đã tiếp tục giữ quy định áp dụng thời hạn sở hữu nhà chung cư tại dự thảo lần 2 Luật Nhà ở (sửa đổi).
Mặc dù đã có quy định đối với các chủ đầu tư khi chưa hoàn thành công trình hạ tầng xã hội… nhưng trên thực tế tại Hà Nội, câu chuyện thiếu trường lớp, nhà hội họp, công viên, vườn hoa, khu vui chơi… tại các khu đô thị (KĐT), khu nhà ở luôn là đề tài nóng.
Việc thu hồi là do doanh nghiệp đã vi phạm quy định Luật Đất đai năm 2013 theo Kết luận thanh tra ngày 9/4/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Nhiều ý kiến đề nghị cần nghiên cứu lại những trường hợp thu hồi đất để phục vụ dự án thương mại, dịch vụ; cân nhắc, đánh giá kỹ lưỡng để đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất khi nhà nước thực hiện thu hồi đất để xây dựng khu đô thị, nhà ở thương mại là không phù hợp....
Nội dung trên có trong Quyết định 32/2022/QĐ-UBND quy định một số nội dung về quản lý dự án đầu tư kinh doanh có sử dụng đất trên địa bàn do UBND TP.Hà Nội ban hành.
Đây là dự án Khu khách sạn, dịch vụ, du lịch tại phường Bãi Cháy, TP.Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh có quy mô 3,2 ha do Công ty CP Đầu tư và Phát triển Sơn Long làm chủ đầu tư.