Trong đó, hai dự án có quy mô lớn nhất được đề xuất làm tại thị trấn Chúc Sơn và xã Tân Tiến (huyện Chương Mỹ). Dự án nhà ở xã hội tại thị trấn Chúc Sơn có quy mô là 169 ha, với các tòa nhà cao 7-9 tầng, phục vụ dân số khoảng 13.500 người. Còn dự án tại xã Tân Tiến khoảng 127 ha, quy mô dân 15.750 người.
Về đề xuất này, Sở Xây dựng Hà Nội đã báo cáo UBND TP. Hà Nội xem xét, chấp thuận đề xuất của Sở Quy hoạch - Kiến trúc. Đồng thời, lựa chọn 2-3 khu đất (hoặc một phần các khu đất) có vị trí gần các trung tâm công nghiệp như ở Chương Mỹ, Thanh Trì, Thường Tín, Đan Phượng, Quốc Oai... để xây dựng nhà ở xã hội cho thuê bằng nguồn vốn đầu tư công.
Về tình hình triển khai 5 khu nhà ở xã hội tập trung, đến nay Sở Xây dựng đã hoàn thành hồ sơ đề xuất chủ trương đối với 4/5 dự án với quy mô 203ha, hơn 0,8 triệu m2, khoảng 12.300 căn hộ. Như vậy, nếu đề xuất trên được chấp thuận, Hà Nội sẽ có 14 khu nhà ở xã hội tập trung với diện tích hơn 917ha.
Trong đó, dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới – Nhà ở xã hội Thành phố Kết nối xanh Green Link City tại xã Tiên Dương, huyện Đông Anh có quy mô khoảng 210.000 m2 sàn, 3.200 căn hộ.
Dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới – Nhà ở xã hội tại xã Tiên Dương, huyện Đông Anh có quy mô khoảng 196.000m2 sàn, 3.000 căn hộ.
Dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới – Nhà ở xã hội tại xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm có quy mô khoảng 152.000m2 sàn, 2.400 căn hộ.
Dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới – Nhà ở xã hội tại xã Đại Mạch, huyện Đông Anh và xã Tiền Phong, huyện Mê Linh có quy mô khoảng 215.000 m2 sàn, 3.600 căn hộ.
Đối với dự án tại ô đất C1-5 thuộc quy hoạch phân khu đô thị S5, huyện Thanh Trì, huyện Thường Tín, Sở Xây dựng cho biết đang vướng mắc về phạm vi, ranh giới liên quan đến phương án mở rộng tổ hợp ga Ngọc Hồi thuộc Quy hoạch các tuyến, ga đường sắt khu vực đấu nối thành phố Hà Nội nên chưa thể triển khai.
Đáng chú ý, theo báo cáo của Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch - Kiến trúc đã có đề xuất xây mới 9 khu nhà ở xã hội tập trung trong các quy hoạch phân khu đô thị, với tổng quy mô diện tích đất nghiên cứu quy hoạch khoảng 668,7ha.
Trong đó, dự án lớn nhất là tại thị trấn sinh thái Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, với diện tích đất nghiên cứu lập quy hoạch khoảng 169ha và quy mô dân số khoảng 13.500 người.
Tại cuộc họp mới đây, Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã yêu cầu các sở, ngành đến trước ngày 1/10 phải khởi công được ít nhất một dự án nhà ở xã hội. Đề nghị này được đưa ra trong bối cảnh việc triển khai loại hình nhà ở này tại Thủ đô đang chậm tiến độ. Một trong số nguyên nhân dẫn tới việc chậm này là do sự phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương chưa chặt chẽ.
Hiện Hà Nội là một trong các đô thị lớn có nhu cầu cao về nhà ở xã hội, nhưng đầu tư còn hạn chế, theo đánh giá của Bộ Xây dựng. Từ nay đến hết 2025, thành phố dự kiến hoàn thành 3 dự án với 1.700 căn hộ, đáp ứng 9% nhu cầu về nhà ở của người lao động, thu nhập thấp.
Trong khi đó, theo chỉ tiêu được giao tại đề án phát triển ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội của Chính phủ, đến năm 2025, Hà Nội phải hoàn thành 18.700 căn hộ. Từ năm 2021 đến nay, thành phố mới hoàn thành 5 dự án nhà ở xã hội với 5.200 căn hộ.
Việc này cũng khiến nhà ở giá rẻ tại Thủ đô ngày càng khan hiếm. Hai năm gần đây, thành phố chỉ có một dự án ở nhà ở xã hội mở bán tại quận Nam Từ Liêm, quy mô hơn 200 căn.
Tháng 5/2023, hơn 1.300 người diện thu nhập thấp phải bốc thăm để giành quyền mua gần 150 căn hộ đợt đầu tiên tại dự án này, giá 19,5 triệu đồng một m2 (gồm VAT, phí bảo trì). Cuối năm ngoái, thành phố có thêm một dự án nhà ở xã hội được khởi công tại huyện Mê Linh. Dự án này gồm 4 block nhà cao 6 tầng, quy mô khoảng 280 căn hộ.
Được chấp thuận đầu tư từ năm 2018 nhưng đến nay, dự án Khu đô thị mới dọc Đại lộ Nam Sông Mã tại phường Đông Hải, TP. Thanh Hóa vẫn ngổn ngang, dang dở.
12,50 ha đất trồng lúa tại xã Long Mỹ 2, phường Thuận An, thị xã Long Mỹ (tỉnh Hậu Giang) vừa được phép chuyển mục đích sử dụng để xây dựng khu đô thị mới.
Nhiều khu dân cư, khu đô thị, khu nhà ở… có tổng mức đầu tư lên tới hàng nghìn tỷ đồng tiếp tục được các tỉnh thông báo tìm nhà đầu tư hoặc công bố nhà đầu tư đăng ký; trong đó, nhiều dự án chỉ có một nhà đầu tư đăng ký.
Tại khu vực phía Bắc, thị trường bất động sản sẽ được bổ sung nguồn cung mới từ dự án Lumière Evergreen (của Masterise Homes), The Sola Park tại khu đô thị Vinhomes Smart City, dự án MasCity tại Bắc Giang, dự án Vaquarius Văn Giang, dự án Golden Crown Hải Phòng, dự án Hạ Long Marina tại Quảng Ninh...
5 tháng đầu năm nay, các khoản thu từ nhà, đất đạt 90.600 tỷ đồng, tăng 78% so với cùng kỳ năm ngoái. Sự đột biến này đến từ một số dự án bất động sản nộp thuế nghìn tỷ và các cuộc đấu giá, giao đất của các địa phương vào cuối 2023.
Địa điểm thực hiện dự án tại xã Long Hiệp, huyện Bến Lức và xã Long Định, Phước Vân, huyện Cần Đước, tỉnh Long An.
Chiều 6/6, tại cuộc họp báo về tình hình kinh tế-xã hội trên địa bàn, Ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM (MAUR) – chủ đầu tư dự án Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) có văn bản thông tin về việc bị nhà thầu Hitachi kiện, đòi bồi thường do dự án chậm tiến độ.
UBND tỉnh Nghệ An vừa có báo cáo gửi Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an về các dự án trồng và chăm sóc cây xanh trên địa bàn tỉnh này từ năm 2019 đến nay.
Để thu hồi dự án, hiện nay, Thanh tra Thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội đang tiếp tục triển khai thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo UBND TP.
Theo quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư số 3601/QĐ-UBND ngày 4/10/2023 của UBND tỉnh Thanh Hóa, dự án Khu đô thị mới Bắc sông Tống có tổng diện tích sử dụng đất hơn 32,5 ha; quy mô dân số khoảng 2.850 người.