Thị trường đang phục hồi tích cực qua từng tháng
Sau thời gian dài trầm lắng do dịch bệnh Covid-19 và lạm phát kéo dài, từ nửa cuối 2023, nhờ sự nỗ lực, quyết tâm cao của Chính phủ, các bộ, ngành trong việc “gỡ vướng”, thị trường bất động sản đã bắt đầu ghi nhận những tín hiệu phục hồi.
Bước qua quý đầu năm nay, ngành kinh doanh bất động sản đã cho thấy dấu hiệu phục hồi rõ rệt hơn khi tại TP.HCM - thị trường tiêu biểu cho cả nước, đã tăng trưởng lên mức 2,51% sau khi trải qua 4 quý tăng trưởng âm liên tiếp trong năm 2023.
Không dừng lại ở đó, đà tăng trưởng này đang cho thấy sự duy trì ổn định với tháng sau cao hơn tháng trước. Cụ thể, số liệu từ Cục Thống kê TP.HCM cho thấy, trong 5 tháng đầu năm nay, doanh thu lĩnh vực kinh doanh bất động sản tại thành phố ước đạt 101.814 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 59% trong doanh thu dịch vụ khác, tăng 7,4% so với cùng kỳ.
Tương tự, báo cáo của Bộ Xây dựng công bố cách đây hơn 1 tháng cũng cho thấy, thị trường bất động sản đang hồi phục. Theo báo cáo, trong quý I vừa qua, lượng giao dịch căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ có 35.853 giao dịch thành công; lượng giao dịch đất nền có 97.659 giao dịch thành công.
“Lượng giao dịch chung cư và nhà ở riêng lẻ bằng 129,95% so với quý IV/2023, bằng 81,51% so với cùng kỳ năm 2023; lượng giao dịch đất nền bằng 119,86% so với quý IV/2023 và bằng 145,18% so với cùng kỳ năm 2023”, báo cáo nêu rõ.
Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) chỉ ra, thị trường địa ốc quý I/2024 vừa qua tiếp tục có những chuyển biến tích cực và đã có thêm nguồn cung mới, khi các chủ đầu tư bắt đầu kích hoạt triển khai hàng loạt dự án.
Các hoạt động khởi công, sự kiện kick-off, "làm mới hàng cũ" diễn ra rầm rộ với quy mô ngày càng lớn. Làn sóng phục hồi đang ngày càng lan rộng. Tỷ lệ hấp thụ đạt gần 31%, với khoảng 6.200 giao dịch thành công, tăng 8% so với quý trước và gấp đôi cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh đó, các dự án mới mở bán, từ sản phẩm đất nền, nhà phố, biệt thự, căn hộ... đều ghi nhận mức độ quan tâm, giao dịch và giá bán tăng trưởng tốt trên cả thị trường sơ cấp và thứ cấp.
Một số thị trường được đánh giá là điểm sáng trong quý I/2024 như Hải Phòng, Hà Nội, Hưng Yên, Hà Nam, Bắc Giang, Hải Dương, Đà Nẵng, Bình Dương, Cần Thơ.
Loạt dự án có pháp lý “sạch” được khách hàng ưa chuộng
Theo VARS, nửa đầu quý II năm 2024, cùng với nền kinh tế, thị trường bất động sản Việt Nam đang phục hồi, tích cực qua từng tháng. Hàng loạt dự án bất động sản đa dạng phân khúc được tái khởi động, khởi công, công bố, giới thiệu ra thị trường đều được quan tâm với kết quả bán hàng ấn tượng.
Theo đó, tại khu vực phía Bắc, thị trường bất động sản sẽ được bổ sung nguồn cung mới từ dự án Lumière Evergreen (của Masterise Homes), The Sola Park tại khu đô thị Vinhomes Smart City, dự án MasCity tại Bắc Giang, dự án Vaquarius Văn Giang, dự án Golden Crown Hải Phòng, dự án Hạ Long Marina tại Quảng Ninh,...
Tại khu vực TP.HCM và vùng phụ cận, hàng loạt dự án được triển khai kinh doanh, kick-off, nhận booking như dự án Cara Riverview tại Cần Thơ, dự án A&T Garden, Phú Đông SkyOne tại Bình Dương, dự án The Beverly, Vinhomes Grand Park, Eaton Park (của Gamuda Land) tại TP.HCM, dự án New Vegas tại Kiên Giang...
Quay trở lại miền Trung, thông tin các dự án mới mở bán làm “ấm” thị trường sau khoảng thời gian dài im ắng như Đà Nẵng Gold Tower, Libera Nha Trang, Sun Ponte Residence, Sun Symphony Residence tại Đà Nẵng...
Theo VARS, điểm chung của hầu hết các dự án được triển khai kinh doanh là đều có sự đầu tư bài bản về chất lượng với hồ sơ pháp lý “sạch", cùng các chính sách ưu đãi ngày càng đa dạng, phù hợp với nhu cầu và mong muốn của khách hàng ngay từ giai đoạn booking.
Hầu hết các dự án được mở bán trong nửa đầu quý II đều được quan tâm, với lượng booking và có kết quả bán hàng ấn tượng. Mặc dù các dự án ra thị trường chủ yếu thuộc phân khúc trung cấp trở lên. Bởi nhu cầu đầu tư trên thị trường vẫn rất lớn, kể cả nhu cầu cho phân khúc hạng sang, cao cấp chứ không riêng gì phân khúc đáp ứng nhu cầu ở thực.
Đây cũng là nguồn cung giúp đóng góp phần lớn lượng giao dịch bất động sản trong nửa đầu quý II năm 2024, khi giao dịch thứ cấp, nhất là sản phẩm căn hộ, nhà đất thổ cư giá dưới 5 tỷ đồng chậm lại với giá bán duy trì ổn định sau một thời gian tăng trưởng nóng.
Đáng chú ý, bên cạnh việc đẩy mạnh đầu tư vào dự án, các mô hình hợp tác, liên kết giữa chủ đầu với sàn giao dịch, giữa các sàn giao dịch,... cũng được thúc đẩy để phát triển và phân phối các dự án tới cả thị trường trong nước và quốc tế.
40% môi giới đã quay lại thị trường
Theo VARS, cùng với sự phục hồi của ngành bất động sản thì nghề môi giới bất động sản trở lên “hot”, thu hút nhiều người tham gia và quay trở lại. Doanh nghiệp bất động sản, đặc biệt là doanh nghiệp môi giới bắt đầu cuộc đua thu hút nhân sự, với các chính sách tuyển dụng hấp dẫn để thu hút lực lượng môi giới chất lượng cao.
Dữ liệu nghiên cứu của của VARS cho thấy, từ đầu năm 2024 đến nay, số lượng môi giới mới tham gia và quay trở lại thị trường bất động sản có sự tăng trưởng mạnh. Ước tính chỉ riêng 5 tháng đầu năm 2024, so với thời điểm thị trường khó khăn nhất, đã có khoảng 40% môi giới quay trở lại ngành.
Trước bài học phải rời bỏ hàng loạt ở quãng thời gian trước, môi giới bất động sản mới tham gia và quay trở lại thị trường cũng đã trải qua cuộc cách mạng về tư duy, với tâm thế cẩn trọng, từ việc chuẩn bị hành trang kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp cho bản thân tới việc lựa chọn sàn giao dịch để đầu quân.
Theo đó, các sàn giao dịch có nguồn hàng đa dạng, chất lượng, có lộ trình đào tạo, văn hóa doanh nghiệp chuẩn mực, chuyên nghiệp... là lựa chọn ưu tiên của các nhân sự ngành bất động sản. Trong khi các sàn môi giới bất động sản quy mô nhỏ, dưới 30 nhân sự, gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn hàng của chủ đầu tư ghi nhận rủi ro về nhân sự khi nhiều môi giới nghỉ việc, đầu quân tại các sàn quy mô lớn để thúc đẩy việc bán hàng trong bối cảnh thị trường phục hồi.
“Để thu hút và giữ chân nhân sự môi giới chất lượng cao, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới cần xây dựng lộ trình đào tạo và phát triển chuyên môn, nhất là tạo điều kiện và hỗ trợ tài chính để môi giới tham gia các khóa học đào tạo, bồi dưỡng kiến thức thi sát hạch cấp chứng chỉ môi giới bất động sản.
Ngoài ra, cần nghiên cứu, xây dựng các chính sách hoa hồng hấp dẫn và các gói thưởng "nóng" linh hoạt để tạo động lực cho các môi giới xuất sắc hoặc đạt chỉ tiêu vượt mức. Đồng thời tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp, văn hóa doanh nghiệp chuẩn mực với lộ trình thăng tiến rõ ràng, chính sách phúc lợi hấp dẫn”, VARS lưu ý./.
5 tháng đầu năm nay, các khoản thu từ nhà, đất đạt 90.600 tỷ đồng, tăng 78% so với cùng kỳ năm ngoái. Sự đột biến này đến từ một số dự án bất động sản nộp thuế nghìn tỷ và các cuộc đấu giá, giao đất của các địa phương vào cuối 2023.
Tại Hà Nội, xu hướng dịch chuyển ra khỏi trung tâm sẽ ngày càng rõ nét. Trong khi đó, tại TP.HCM, phân khúc cao cấp vẫn sẽ chiếm chủ đạo trong nguồn cung.
5 tháng đầu năm nay, số thu tiền sử dụng đất tại thành phố đạt 8,9 nghìn tỷ đồng, gấp 3,2 lần so với cùng kỳ năm 2023, theo Cục Thống kê Hà Nội.
Trong tháng 5, các dự án mở bán mới chủ yếu đến từ phân khúc trung cấp trở lên đã góp phần làm tăng mức giá bán bình quân tại các thị trường lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ…
Con số trên được Cục Thống kê TP.HCM cho biết tại Báo cáo Tình hình kinh tế xã hội TP.HCM tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2024.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 30/5 đã thống nhất xem xét thông thông qua theo quy trình tại một kỳ họp với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở và Luật Các tổ chức tín dụng.
Số liệu trên được Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết tại Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2024.
Trong tháng 5, doanh thu lĩnh vực kinh doanh bất động sản tại TP.HCM ước đạt 101.814 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 59% trong doanh thu dịch vụ khác, tăng 7,4%.
Ngày 27/5/2024, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 79/NQ-CP về Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản và Luật Các tổ chức tín dụng.
Tính từ đầu năm đến ngày 20/5, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào ngành kinh doanh bất động sản tổng vốn gần 1,98 tỷ USD, tăng 70,8% so với cùng kỳ năm trước.