Số liệu trên được nêu ra trong Báo cáo Tình hình kinh tế xã hội 5 tháng đầu năm 2024 do Cục Thống kê TP.HCM vừa công bố.
Theo báo cáo trên, trong tháng 5/2024, doanh thu dịch vụ khác tại TP.HCM ước đạt 34.831 tỷ đồng, tăng 4,0% so với tháng trước và tăng 0,1% so với cùng kỳ.
Tính chung 5 tháng đầu năm nay, doanh thu dịch vụ khác của thành phố ước đạt 172.491 tỷ đồng, tăng 8,6%; trong đó, doanh thu lĩnh vực kinh doanh bất động sản ước đạt 101.814 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 59% trong doanh thu dịch vụ khác, tăng 7,4%.
Như vậy, với kết quả trên, bước qua tháng 5, ngành kinh doanh bất động sản tại TP.HCM đón nhận thêm một tháng khởi sắc. Trước đó, 4 tháng đầu năm nay, doanh thu lĩnh vực kinh doanh bất động sản ước đạt 80.845 tỷ đồng, tăng 9,8% so với cùng kỳ.
“Thị trường bất động sản có chiều hướng tăng tích cực khi các chính sách của Nhà nước phát huy hiệu quả và lãi suất ngân hàng giảm”, theo báo cáo của Cục Thống kê TP.HCM được công bố vào cuối tháng 4.
Đáng chú ý, thị trường bất động sản TP.HCM đã có 5 tháng đầu năm khởi sắc trở lại sau khi vừa trải qua 4 quý tăng trưởng âm liên tiếp trong năm 2023.
Theo đánh giá của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), hiện nay tình hình thị trường bất động sản TP.HCM (tiêu biểu cho thị trường bất động sản cả nước) trong giai đoạn 2017-2023 và quý I/2024.
Cụ thể, trong giai đoạn 2017-2023 thì 4 năm 2020-2023 là giai đoạn khó khăn nhất của thị trường bất động sản do tác động của đại dịch Covid-19 và các xung đột lợi ích giữa các nước lớn, xung đột địa chính trị ở một số khu vực làm tăng nguy cơ lạm phát, giảm tổng cầu, đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu tác động trực tiếp đến nền kinh tế và thị trường bất động sản nước ta, đã cho thấy “vùng đáy” khó khăn của thị trường bất động sản rơi vào quý I/2023.
Hết quý I/2023, thị trường bất động sản TP.HCM rơi xuống mức tăng trưởng âm sâu nhất -16,2%, nhưng kể từ quý II/2023, mức độ khó khăn giảm dần và từng bước phục hồi thể hiện đến hết 6 tháng, thị trường bất động sản còn tăng trưởng âm -11,5%.
Tiếp đó, đến hết 9 tháng còn tăng trưởng âm -8,7% và kết thúc năm 2023 thì chỉ còn tăng trưởng âm -6,38% nên hoàn toàn có thể nhận định là thị trường bất động sản đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và dự báo sẽ phục hồi rõ nét vào cuối năm 2024 và trở lại bình thường vào khoảng giữa năm 2025 trở đi do “độ trễ” của chính sách và quy trình thủ tục đầu tư xây dựng, triển khai thực hiện có tính đặc thù của các dự án bất động sản.
Tuy nhiên, theo HoREA, trong quý I/2024, TP.HCM chỉ có 1 dự án nhà ở thương mại được chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư với diện tích 3.647m2 và chỉ có 1 dự án nhà ở thương mại (cũ) đã hoàn thành đầu tư xây dựng với quy mô 219 căn hộ. Ngoài ra, thành phố còn có 62 dự án nhà ở thương mại (dự án cũ) đang triển khai với 28.462 căn hộ.
Do vậy, từ nay đến cuối năm 2024, thị trường bất động sản TP.HCM sẽ còn tiếp tục mất cân đối cung - cầu nhà ở, thiếu hụt nguồn cung nhà ở, dẫn tới hệ quả giá nhà có thể bị đẩy lên cao , nhất là vẫn “lệch pha” về phân khúc nhà ở cao cấp và rất thiếu nguồn cung nhà ở thương mại giá bình dân, nhà ở xã hội./.
Ngày 27/5/2024, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 79/NQ-CP về Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản và Luật Các tổ chức tín dụng.
Tính từ đầu năm đến ngày 20/5, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào ngành kinh doanh bất động sản tổng vốn gần 1,98 tỷ USD, tăng 70,8% so với cùng kỳ năm trước.
Việc quy định giá đất phản ánh đúng giá trị thị trường sẽ khiến giá bồi thường giải phóng mặt bằng cho các dự án tăng cao. Điều này sẽ dẫn đến tổng chi phí đầu tư ban đầu của dự án tăng, có thể dẫn đến giá bất động sản tăng để đảm bảo lợi nhuận cho nhà đầu tư.
Trên thực tế, các cơ quan nhà nước vẫn chưa kiểm soát được việc các chủ đầu tư thực hiện ký hợp đồng bằng nhiều hình thức với cá nhân, chỉ tới khi cá nhân có nhu cầu chuyển nhượng, nộp hồ sơ lên cơ quan thuế mới phát hiện ra vụ việc.
Theo thông tin từ một số môi giới, chủ đầu tư bắt đầu nhận booking đặt chỗ từ ngày 18/5. Mỗi booking đặt chỗ tối thiểu 100 triệu đồng/căn. Hiện chủ đầu tư đang đưa ra 3 hình thức bàn giao căn hộ, gồm: thô, cơ bản và full nội thất, đi kèm với các gói tín dụng hoặc trả một lần, giá cao nhất từ 97-219 triệu đồng/m2.
Doanh nghiệp bất động sản tiếp tục đối mặt khó khăn về thanh khoản, dòng tiền. Giá nhà chung cư, kể cả nhà ở xã hội tại một số địa bàn tăng cao đột biến do nguồn cung khan hiếm, cơ cấu sản phẩm trên thị trường mất cân đối.
Thống kê cho thấy, chỉ tính riêng Hà Nội và TP.HCM có ít nhất khoảng 18.000 căn hộ tái định cư bị bỏ hoang, không người đến ở, tiêu tốn hàng trăm tỷ đồng để bảo trì, bảo dưỡng mỗi năm.
Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Tư pháp ký tờ trình của Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc đề nghị bổ sung Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 252 Luật Đất đai số 31/2024/QH15 vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2024
Tại Hà Nội, chung cư M3 - M4 Nguyễn Chí Thanh, Sunshine Golden River, Hateco Hoàng Mai, New Horizon City - 87 Lĩnh Nam, Khu đô thị mới Dương Nội... lọt top những dự án có giá rao bán tăng mạnh nhất, với mặt bằng giá tháng 4 cao hơn từ 30-39% so với tháng 1/2024.
Nếu được “tiếp sức” bằng việc tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội cho phép áp dụng Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh Bất động sản 2023 từ 1/7/2024 và thông qua 2 dự thảo nghị quyết thí điểm của Quốc hội sẽ có tác động tích cực, thúc đẩy tiến trình phục hồi và phát triển trở lại của thị trường bất động sản từ khoảng cuối năm 2024 trở đi.