Theo MAUR, các hợp đồng triển khai thi công thực hiện dự án Metro số 1 là đợp đồng áp dụng mẫu FIDIC (Hiệp hội tư vấn kỹ sư quốc tế).
Theo các quy định của hợp đồng FIDIC, nhà thầu tự cho rằng mình có quyền đòi hỏi các chi phí khi nhận thấy trong quá trình thi công có những điểm khác biệt so với thông tin khảo sát ban đầu hoặc nhà thầu cho rằng kế hoạch thực hiện hợp đồng của họ bị thay đổi so với kế hoạch ban đầu, gây bất lợi cho họ. Khi đó, nhà thầu sẽ gửi khiếu nại đến chủ đầu tư yêu cầu chi phí.
"Việc khiếu nại trong các dự án áp dụng mẫu của hợp đồng FIDIC là rất phổ biến trên thế giới và việc xử lý các khiếu nại luôn được quy định rõ trong các hợp đồng. Đối với dự án Metro số 1 thì việc khiếu nại xảy ra ở tất cả các gói thầu của dự án trong suốt quá trình triển khai thực hiện từ trước đến nay", MAUR cho biết.
Theo trình tự được quy định trong hợp đồng, Tư vấn chung (với vai trò đại diện chủ đầu tư và kỹ sư) sẽ đánh giá các khiếu nại của nhà thầu về tính hợp lý và chi phí. Hiện nay, đa phần các khiếu nại của nhà thầu đã được Tư vấn chung bác bỏ do không có đủ căn cứ pháp lý. Tuy nhiên, trong trường hợp không hài lòng, theo hợp đồng, nhà thầu có quyền đề nghị thành lập ban xử lý tranh chấp hoặc đề nghị Trọng tài thương mại xem xét theo đúng các điều khoản đã ký trong hợp đồng cho các nội dung khiếu nại.
Cũng theo MAUR, trong suốt quá trình thực hiện Dự án từ trước đến nay, đối với các khiếu nại và phát sinh hợp lý, sau khi Tư vấn chung đánh giá, chủ đầu tư đã tiến hành giải quyết thanh toán cho các nhà thầu. Đối với những khiếu nại chưa thống nhất được, các bên vẫn đang giải quyết thông qua trung tâm trọng tài.
Gần đây, MAUR và nhà thầu đang bàn bạc giải pháp giải quyết các khiếu nại thông qua Ban Xử lý tranh chấp. Tuy nhiên, quá trình xử lý là thông tin mật nên MAUR không thể cung cấp thông tin chi tiết. Dù vậy, quá trình đều được MAUR báo cáo đầy đủ cho cấp có thẩm quyền theo dõi, chỉ đạo.
Dù có khiếu nại phát sinh nhưng MAUR khẳng định công tác thi công tuyến Metro số 1 vẫn theo tiến độ thống nhất với các nhà thầu và tư vấn Nhật Bản.
Trước đó, nhà thầu Hitachi đã khởi kiện MAUR tại Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) với yêu cầu gia hạn thời gian hoàn thành ít nhất 2.773 ngày và chi phí bồi thường khoảng 527 tỷ đồng.
Đồng thời, nhà thầu Hitachi yêu cầu các chi phí phát sinh cho việc gia hạn thời gian hoàn thành. Tính đến hiện tại, các khiếu nại chi tiết tạm thời mà nhà thầu đệ trình có tổng chi phí vào khoảng 23,721 tỷ yen (tương đương gần 4.000 tỷ đồng).
Theo chủ đầu tư, chi phí này chỉ là đơn phương từ phía Hitachi, chưa phản ảnh được những chậm trễ do chính nhà thầu gây ra cho dự án và cần phải được Tư vấn chung đánh giá.
Hiện nay, UBND TPHCM đã giao chủ đầu tư tích cực phối hợp với Tư vấn chung và nhà thầu thống nhất phương án xử lý và triển khai thực hiện dự án theo kế hoạch mục tiêu đề ra. Đồng thời, phối hợp với các bên để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của dự án và chủ đầu tư.
UBND tỉnh Nghệ An vừa có báo cáo gửi Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an về các dự án trồng và chăm sóc cây xanh trên địa bàn tỉnh này từ năm 2019 đến nay.
Để thu hồi dự án, hiện nay, Thanh tra Thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội đang tiếp tục triển khai thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo UBND TP.
Theo quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư số 3601/QĐ-UBND ngày 4/10/2023 của UBND tỉnh Thanh Hóa, dự án Khu đô thị mới Bắc sông Tống có tổng diện tích sử dụng đất hơn 32,5 ha; quy mô dân số khoảng 2.850 người.
Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP. Hà Nội đang xác minh vụ việc có dấu hiệu vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất xảy ra tại quận Hà Đông, TP. Hà Nội có liên quan đến 77 lô đất có địa chỉ tại phường La Khê, quận Hà Đông, TP. Hà Nội.
Nhiều khu đô thị, khu nhà ở, khu dân cư… có tổng mức đầu tư lên tới hàng nghìn tỷ đồng tiếp tục được các tỉnh thông báo tìm nhà đầu tư hoặc công bố nhà đầu tư đăng ký; trong đó, nhiều “ông lớn” nhận tin vui.
Trước mắt, khẩn trương đẩy nhanh tiến độ; các sở, ngành, địa phương phải cam kết bảo đảm đến 1/10/2024 có thể khởi công ít nhất một dự án và phải bảo đảm chất lượng lâu dài.
Theo phê duyệt, Khu đô thị phía Đông công sở thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương có diện tích khoảng 34,2 ha. Tổng mức đầu tư dự án này là 2.735 tỷ đồng; chi phí bồi thường hỗ trợ tái định cư là 156 tỷ đồng.
Theo lãnh đạo Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội, việc ban hành quy định xác định chỉ tiêu dân số đối với nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp... nhằm khống chế dân số khi lập dự án, cũng như việc xác định cơ cấu căn hộ dự án.
Một thành phố nghỉ dưỡng với hệ sinh thái 5 sao đang được khẩn trương hoàn thiện tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào, Tuyên Quang. Hệ thống phòng lưu trú đẳng cấp với khoáng nóng onsen Nhật Bản và hàng trăm dịch vụ, tiện ích sôi động hứa hẹn thu hút tới miền đất di sản này hàng triệu khách du lịch mỗi năm.
Mùa hè, mùa thi, mùa chọn trường, chọn lớp cho con đã đến, đó cũng là lý do khiến những khu căn hộ có đủ đầy trường lớp chất lượng cao đang trở nên“sốt nóng”...